Biến thể 'Deltacron': 5 điều cần biết khi các chuyên gia hạ thấp nguy hiểm

Gia Hân |

Một biến thể COVID-19 mới khác đã xuất hiện. Biến thể lai Deltacron là một dạng virus tái tổ hợp giữa hai biến thể Omicron và Delta đã gây ra làn sóng lây nhiễm lớn trên toàn cầu.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng biến thể này không nhất thiết gây ra bất kỳ mối đe dọa bổ sung nào. Trong khi các nhà nghiên cứu vẫn đang xem xét các đặc điểm của nó, quan điểm phổ biến cho rằng không phải là lý do để hoảng sợ.

Dưới đây là 5 điều cần biết.

Virus tái tổ hợp là gì?

Deltacron là sự kết hợp hoặc "tái tổ hợp" của hai biến thể của COVID-19, delta và omicron. Các nhà khoa học cho biết sự xuất hiện của nó không có gì đáng ngạc nhiên.

Tổ chức Y tế Thế giới giải thích rằng sự tái tổ hợp xảy ra khi hai loại virus lây nhiễm cho cùng một người hoặc động vật, dẫn đến trao đổi thông tin di truyền và sự xuất hiện của một biến thể mới.

 

Khi nhiều biến thể lưu hành đồng thời và rộng rãi, giống như delta và omicron đã làm, thì việc tái tổ hợp được mong đợi.

Lấu mẫu nghiệm COVID-19 gần Rennes, Pháp: Quốc gia này là một trong số ít các quốc gia châu Âu đã phát hiện trường hợp biến thể lai giữa delta và omicron. Ảnh: Reuters

Biến thể mới được đặt tên là "deltacron" hoặc "deltamicron". Một số nhà khoa học nhấn mạnh rằng việc sử dụng các thuật ngữ như vậy là không phù hợp, nghe có vẻ đáng sợ hơn nhiều so với biến thể có thể có trong thực tế.

WHO cho biết họ "biết" về thể tái tổ hợp, kết hợp giữa chủng delta AY.4 và omicron BA.1. Nhưng nó đã không được thông qua một tên chính thức cho nó.

Amesh Adalja, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, nói trên Nikkei: "Không có đủ thông tin về các trường hợp, hoặc về mặt virus học, để biết delta / omicron tái tổ hợp sở hữu những đặc điểm nào. Bởi vì các dạng tái tổ hợp này khác nhau trong quá trình tái tổ hợp của chúng "

Deltacron lần đầu phát hiện, phổ biến hơn ở người nhập viện điều trị COVID-19

Báo cáo về Deltacron lần đầu xuất hiện vào đầu tháng 1 năm nay sau khi Leondios Kostrikis, một nhà virus học tại Cyprus cho biết đội ngũ của ông đã phát hiện những gì giống như tổ hợp của hai biến thể Omicron và Delta. Ông là người đầu tiên đưa thông tin ra công chúng và đặt tên nó là Deltacron.

Lúc đó, Kostrikis và đội ngũ của ông cho biết họ đã phát hiện 25 trường hợp nhiễm biến thể lai Deltacron. Đồng thời, ông cũng lưu ý thêm rằng Deltacron phổ biến hơn ở người nhập viện điều trị COVID-19 hơn là ở người chỉ có triệu chứng nhẹ.

Ngay sau tuyên bố của ông, nghiên cứu của Kostrikis đã bị các nhà khoa học khác phủ nhận cả trên báo chí lẫn mạng xã hội. Các nhà khoa học khi đó cho rằng Kostrikis đã mắc sai lầm trong phòng thí nghiệm khi nghiên cứu về Deltacron. "Người ta khi đó nói rằng đó chỉ là do nhiễm khuẩn trong phòng thí nghiệm, nhưng tới giờ, có lẽ không phải vậy", TS. Russo nói.

Một người nhận vaccine COVID-19 chụp ảnh ở Ilha Grande, bang Rio de Janeiro của Brazil. Các chuyên gia y tế vẫn đang nghiên cứu sự lai giữa delta-omicron nhưng cho rằng nó không có khả năng phản ứng khác nhiều với vaccine. Ảnh: Reuters

Deltacron đang lây lan ở mức độ nào?

Mặc dù WHO đã nhanh chóng dán nhãn omicron là "biến thể cần quan tâm", cho thấy khả năng tăng khả năng lây truyền hoặc độc lực, hoặc giảm hiệu quả của vaccine, tổ chức này vẫn chưa liệt kê tái tổ hợp AY.4 / BA.1 thậm chí là một "biến thể" lãi."

Chưa có con số chính xác bao nhiêu người mắc, tuy nhiên biến thể lai Deltacron đã nổi lên ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Theo một nghiên cứu, đã có 3 ổ dịch Deltacron ở miền nam nước Pháp.

Một nghiên cứu khác đăng tải trên tờ USA Today xem xét kết quả giải trình tự gene virus trên 29.719 mẫu dương tính với COVID-19 thu thập trên toàn nước Mỹ kể từ ngày 22/11/2021 tới ngày 13/2/2022.

Trong số các mẫu trên, phát hiện 2 ca lây nhiễm liên quan tới các phiên bản khác nhau của Deltacron. Ngoài ra, họ còn phát hiện 20 người đồng nhiễm cả Delta và Omicron và 1 bệnh nhân đồng nhiễm cả Delta, Omicron lẫn Deltacron.

Deltacron có nguy hiểm hơn hay dễ lây truyền hơn các chủng khác gây ra bệnh COVID-19?

Theo TS. Russo, có nhiều điều chúng ta chưa biết về Deltacron ở thời điểm này. Chẳng hạn như, chưa có nhiều trường hợp nhiễm Deltacron như so với làn sóng Delta hay Omicron. Tuy nhiên, có thể có khả năng số ca nhiễm Deltacron trên thực tế nhiều hơn so với ghi nhận của các nhà khoa học.

"Có rất ít ca nhiễm Deltacron đã được nhận diện kể từ đầu tháng 1/2022.", TS. Russo nói. Nếu như nó dễ lây truyền như Omicron - biến thể của virus SARS-CoV-2 hiện đang chiếm chủ đạo trên thế giới, thì người ta đã phải ghi nhận nhiều ca nhiễm rồi.

Mặc dù vậy, vẫn khó để có thể nói Deltacron nguy hiểm tới mức nào ở thời điểm này, TS. Schaffner nói. "Deltacron vẫn là biến thể khá mới", ông nói. "Dường như vaccine ngừa COVID-19 hiện nay vẫn có thể bảo vệ chúng ta trước Deltacron. Tuy nhiên cách thức Deltacron lây lan như thế nào và liệu nó có gây bệnh nặng hơn hay không thì vẫn chưa thể biết được. Bởi Deltacron vẫn còn rất mới.", TS. Schaffner chia sẻ.

TS.Van Kerkhove của WHO cũng chia sẻ thông điệp tương tự, cho biết thêm hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu về biến thể lai mới này."Chúng tôi vẫn chưa thấy bất kể thay đổi nào về dịch tễ học, hay thay đổi nào về mức độ gây trở nặng, nhưng nhiều nghiên cứu đang được tiến hành", bà nói.

Lời nhắc nhở rằng đại dịch chưa kết thúc - và virus sẽ còn tiếp tục đột biến

Mặc dù có nhiều hạn chế đã được dỡ bỏ ở Mỹ trong vài tuần qua, COVID-19 vẫn là đại dịch toàn cầu. Các bác sĩ cảnh báo rằng virus tiếp tục đột biến.

"Do SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục lưu hành, virus sẽ liên tục tạo ra những biến thể mới"., TS. Adalja nói.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên ở Việt Nam ra viện

PV |

Ngày 2/1, sau gần 2 tuần cách ly, theo dõi giám sát chặt chẽ và điều trị tại Bệnh viện 108, ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam đã được ra viện, theo SKĐS.

Việt Nam ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron

Thanh Mai |

Đây là trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron ghi nhận tại nước ta từ người nhập cảnh, đã được cách ly, quản lý kịp thời ngay từ khi nhập cảnh.

Biến thể Omicron có thể là cơ hội để các quốc gia Đông Nam Á phục hồi?

Thanh Mai |

Các ca lây nhiễm và tử vong ở Đông Nam Á đã giảm dần sau một năm hứng chịu thảm họa do Covid-19 gây ra. Tỷ lệ tiêm chủng tăng trong thời gian gần đây được cho là đã góp phần làm ổn định tình hình, điều mà theo các chuyên gia, nếu không có vaccine thì mọi thứ có thể đảo chiều khi biến thể Omicron xuất hiện.

Phát hiện phiên bản mới của biến thể Omicron

Gia Hân |

Những ngày làm việc tại nhà không quá nhàm chán nếu bạn biết tận hưởng khoảng thời gian này như một kỳ nghỉ bất ngờ để chăm da, giữ dáng và yêu bản thân hơn sau những ngày dài căng thẳng.