Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn mới về tiêm vắc xin phòng COVID-19

Thanh Mai |

Nếu tiêm mũi 1 bằng vắc xin do Astrazeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc xin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất.

Ngày 12/12, Bộ Y tế đã có văn bản khẩn hướng dẫn mới nhất về việc tiêm vắc xin COVID-19. Trong đó nêu rõ nếu nguồn vắc xin phòng COVID-19 hạn chế, có thể phối hợp tiêm mũi 2 vắc xin COVID-19 Moderna sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin Pfizer hoặc Astrazeneca.

Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia - Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư hỗ trợ, hướng dẫn thực hành tiêm chủng và giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng khi triển khai tiêm chủng phối hợp các loại vắc xin phòng COVID-19.

 

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn lập kế hoạch, lên danh sách đối tượng tiêm phù hợp với số vắc xin được cung ứng và đối tượng tiêm chủng bảo đảm an toàn, đúng lịch đảm bảo diện bao phủ đồng thời thông tin đầy đủ cho các đối tượng trước khi tiến hành tiêm chủng để tạo sự đồng thuận cao.

Cục Y tế, Bộ Công an và Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng lập kế hoạch, lên danh sách đối tượng tiêm phù hợp với số vắc xin được cung ứng và đối tượng tiêm chủng bảo đảm an toàn, đúng lịch.

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn để triển khai tiêm vắc xin cho trẻ từ 12-17 tuổi. Hiện Bộ đang xem xét kế hoạch bao gồm lựa chọn vắc xin theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, nhà sản xuất, đồng thời các đơn vị liên quan sẽ xem xét theo quy định hiện hành. Bộ Y tế sẽ ban hành hướng dẫn cụ thể tiêm vắc xin cho đối tượng nhỏ tuổi này.

Bà Hồng cho biết, đến hiện nay Bộ Y tế đã có hướng dẫn với người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng thì cần tiêm mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày.

Các nhóm đối tượng còn lại thì tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi tiêm cuối cùng của liều cơ bản. Lịch tiêm này áp dụng cho tất cả các loại vắc xin đã triển khai ở Việt Nam.

TS Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, cho hay những người (bao gồm trẻ nhỏ trong lứa tuổi cho phép tiêm vắc xin) nếu đã nhiễm COVID-19 vẫn nên tiêm vắc xin COVID-19 sau 6 - 8 tháng. Các nghiên cứu cho thấy sau tiêm vắc xin cho các đối tượng này thì kháng thể trong cơ thể có thể đạt tới nồng độ hiệu quả chống lại COVID-19.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Tiêm nhắc lại vắc xin COVID-19 sau ít nhất 6 tháng

T.L |

Nội dung này được đề cập tại Công văn 10225/BYT-DP ngày 1/12/2021 của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại. Cụ thể, việc tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 như sau:

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ: Cần hơn nữa sự ủng hộ của phụ huynh

Hoài Nam |

Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi chính thức triển khai từ đầu tháng 11/2021 trên toàn quốc. Theo Bộ Y tế, việc tiêm phòng vắc xin cho trẻ em có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ trước bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp và góp phần tăng diện bao phủ vắc xin phòng COVID-19 trong cộng đồng. Tuy nhiên, trước một vài sự cố xảy ra trong quá trình tiêm vắc xin cho trẻ ở một số tỉnh, thành trong cả nước, nhiều phụ huynh ở Quảng Trị đã có tâm lý do dự, phân vân trước quyết định cho con đi tiêm vắc xin phòng COVID-19.

93,27% học sinh không đồng ý tiêm vắc xin gia hạn sử dụng

Tây Long |

Ngày 8/12, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, qua khảo sát nhu cầu tiêm chủng bằng lô vắc xin phòng COVID-19 được gia hạn sử dụng, có 93,27% học sinh không đồng ý. 

Gần 5,3 triệu trẻ em đã tiêm vắc xin COVID-19

Thanh Mai |

TP HCM là tỉnh tiêm cho trẻ đầu tiên, số lượng tiêm nhiều nhất, hiện hơn 600.000 trẻ đã được tiêm đủ cả hai mũi.