Mối kết nối giữa bộ não và đường ruột là sự tác động qua lại giữa não bộ và hệ tiêu hóa.
Mối kết nối giữa bộ não và đường ruột
Mối kết nối giữa bộ não và đường ruột là sự tác động qua lại giữa não bộ và hệ tiêu hóa. Với khoảng 100 triệu nơ-ron, hệ thần kinh ruột (enteric nervous system) có số lượng nơ-ron tương đương với tủy sống. Do đó, ruột thường được gọi là não thứ hai” (Gershon, 2018). Con đường giao tiếp hai chiều giữa hai “bộ não” này được hỗ trợ bởi hàng triệu triệu vi sinh vật sống trong ruột, tạo thành một hệ sinh thái được gọi là vi sinh vật đường ruột.
Tác động đến sức khỏe tinh thần
Trục não bộ-đường ruột có ảnh hưởng. mạnh mẽ đến sức khỏe tỉnh thần. Một ví dụ điển hình là 90-95% serotonin- một loại hormone liên quan đến điều chỉnh tâm trạng — được sản xuất bởi vì khuẩn đường ruột (Yano et al., 2015). Chính vì vậy, chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sự đa dạng và thành phần của sinh vật đường ruột. Theo một nghiên cúu hệ thống của Ejtah và các đồng nghiệp (2024), thực phẩm có hại làm suy giảm hoặc biến đổi một cách tiêu cực quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh và hành cùng nguy cơ gia tăng sự lo âu, lo lắng và trầm cảm.
Tác động đến chức năng nhận thức
Thông qua trục não bộ-đường ruột, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đáng kể đến quá trình học tập, khả năng ghi nhớ và các chức năng nhận thức khác. Trong nghiên cứu của Golomb và Bui (2015), khi làm bài kiểm tra nhóm những người tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa [transfat, thường có trong dầu thực vật và các món chiên rán,làm sẵn) đã nhớ một số lượng từ ít hơn 10% so với nhóm ăn ít chất béo chuyển hóa. Trong một nghiên cứu khác khác của PurtelLet al. (2014), những học sinh tiêu thụ thức ăn nhanh từ bốn đến sáu lần mỗi tuần có điểm số thấp hơn 20% so với những em nói rằng mình không bao giờ ăn. thức ăn nhanh
Não của trẻ em thừa cân và béo phì cũng có sự khác biệt. Nghiên cứu của PurtelLet al. [2014] cho thấy trẻ em thừa cân và béo phì có vùng hồi hải mã trái nhỏ hơn. Đây là phần não đặc biệt quan trọng trong quả trình học tập và ghi nhớ. Sử dụng một bài kiểm tra trí thông minh, Khadem và đồng nghiệp (2024) đã chỉ ra mối tương quan đồng biến giữa IQ của trẻ em và thói quen ăn uống lành mạnh.
Bộ não trong giai đoạn bản lề và chuyển tiếp
Đỉnh điểm của tính dẻo
Trong suốt thời thơ ấu và tuổi thanh thiếu niên, bộ não trải qua những lần thay đổi cấu trúc lớn. Kích thước của bộ não tăng gấp đôi trong vài năm đầu đời, nhưng sau đó giảm dần qua tuổi thanh thiếu niên, thậm chí có thể bị mất đến một nửa số nơ-ron. Quá trình cắt tỉa này làm tăng tính hiệu quả của bộ não, giữ lại những nø-ron và những kết nối quan trọng nhất và thường xuyên được sử dụng nhất [Paus et aL., 1999).
Đỉnh điểm của khoảng cách phát triển
Tuy nhiên, sự trưởng thành các vùng của não không diễn ra đồng đều. Trong khi hệ thống tìm kiếm phần thưởng (reward-seeking) trưởng thành ở độ tuổi khá sớm, vùng thủy não trước vốn chịu trách nhiệm điều khiển cấp cao vẫn còn đang hoàn thiện và quá trình này kéo dài cho đến tận những năm cuối của tuổi 20 (Perry et aL., 2004). Điều này có nghĩa là trẻ em và độ tuổi mới lớn thường ít có khả năng đánh giá rủi ro, kiềm chế ham muốn và kiểm soát cảm xúc, Nói cách khác, các em bị mắc vào một cái “bẫy kép”, vừa có sự thèm muốn mãnh liệt hơn so với người lớn nhưng lại vừa có khả năng ít kháng cự hơn. Ví dụ, các em nhạy cảm hơn với sự cám dỗ của thực phẩm không lành mạnh. Tuy nhiên các em lại thiếu cơ chế kiểm soát để tránh xa những đồ ăn có hại đó.
Dễ bị/được nhào nặn bởi trải nghiệm
Khi một thói quen ăn uống không lành mạnh đã được thiết lập, một vòng lặp tồi tệ bắt đầu xuất hiện và hoat động giống như một “cơn nghiện”. Trẻ em thừa cân/béo phì có thể gặp khó khăn gấp nhiều lần các bạn khác trong việc thoát khỏi vòng xoáy này. Đó là bởi nó được tăng tốc bàng hai “động cơ" như đã được giải thích ở phần trên: đỉnh điểm của tính dẻo và đỉnh điềm của hệ thống tìm kiếm phần thưởng. Trong nghiên cứu của mình, PurtetL et aL. [2014] đã chỉ ra sự đồng biến giữa chỉ số cân nặng. (BMI) và thể tích cầu globus bên trái - một vùng não có mối liên quan chặt chẻ với cảm giác ham muốn một điều gì đó.
Tương tự, khỉ nhìn vào hình ảnh đồ ăn, não của những người thừa. cân/béo phì hoạt động mạnh mẽ hơn hẳn (Stice et at, 2016). Điều này tức là việc thừa cân và béo phì khiến cho sự kháng cự trước thực phẩm có hại trở nên khỏ khăn hơn. Chế độ ăn uống này lại tiếp tục làm suy yếu khả năng kiểm soát, mài mòn khả năng kiên nhẫn khi trẻ chuyển sang độ tuổi thanh thiếu niên. Sự thừa cân ở tuổi nhỏ thường đi theo suốt đến tuổi trưởng thành (Lioyd et alL, 2019).
Đề xuất cho quy hoạch chính sách
Lợi ích của bữa ăn học đường
Học sinh thường dành phần lớn thời gian sinh hoạt và học tập tại trường. Điều này khiến trường học trở thành một môi trường lý tưởng để giải quyết những vấn đề sức khỏe đại chúng ở quy mô lớn. Một bữa ăn học đường cân bằng sẽ cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu nhằm hỗ trợ sự phát triển thể chất, hiệu suất học tập và ổn định tâm lý (Anderson et aL., 2018; SgilLet aL, 2024). Ngày cầng có nhiều quốc gia cung cấp bữa trưa miễn phi, thực hiện các chính sách đảm bảo không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau và tạo cơ hội công bằng cho tất cả học sinh.
Cân nhắc với Việt Nam
Những bữa ăn ở trường mẫu giáo,tiểu học và các trường, bán trú đã xuất hiện từ rất lâu tại Việt Nam khivbố mẹ các em học sinh phải đi làm tăng ca sản xuất. Tuy nhiên cho đến nay, hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập. Hầu hết các trường đều không có chuyên gia dinh dưỡng và thường sử dụng các công ty dịch vụ bên ngoài. Điều này dẫn tới sự khó khăn đề đảm bảo cho các em học sinh một bữa ăn đủ dinh dưỡng, ngon miệng, đa dạng, đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm, có giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế và văn hóa của từng địa phương (Bui et aL., 2016). Ở cấp vi mô, đó là một khoảng trống pháp Luật, góp phần tạo ra khó khăn trong việc hướng dẫn các chính sách và tiêu chuẩn hóa chất lượng bữa ăn học đường.
Một số chuyên gia dinh dưỡng và đại diện doanh nghiệp đề xuất với Quốc Hội cần sớm dự thảo luật về dinh dưỡng học đường. Tính đến tháng 10 năm 2024, các quy định, nghị định và hướng dẫn đã có rải rác trong một số văn bản nhưng chưa được tập hợp lại và luật hóa một cách có hệ thống, cũng như chưa được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp cung cấp bữa ăn học đường.
Những đóng góp của ngành khoa học não bộ cho thấy rằng một bộ luật như vậy cần được nghiêm túc cân nhắc bởi đó chính là khoản đầu tư cho tương lai của đất nước. Thứ nhất, bữa ăn học đường là biện pháp hiệu quả trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ trẻ bị thiệt thòi và thu hẹp bất bình đẳng xã hội. Thứ hai, một chương trình dinh dưỡng học đường sẽ có lợi cho tất cả học sinh chứ không chỉ học sinh nghèo, nâng cao hiệu quả học tập, giúp xây dựng nguồn lực trí tuệ của quốc gia trong tương lai gần. Cuối cùng, cân nhắc lại chế độ ăn uống những năm niên thiếu có tính dai dẳng đi cùng trẻ từ tuổi thơ và tạo tiền đề cho thói quen ăn uống trong cả đời.
Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của một bộ luật dinh dưỡng học đường với những can thiệp dinh dưỡng phù hợp, những lợi ích gặt hái được có thể tiết kiệm cho đất nước một khoản ngân sách khổng lồ vốn sẽ bị chi tiêu cho các vấn đề sức khỏe toàn dân và những tổn thất không thể đo đếm về suy giảm năng suất lao động.
Mối kết nối giữa não bộ và hệ thần kinh đường ruột có ảnh hưởng sâu sắc đến các chức năng nhận thức và sức khỏe tỉnh thần, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên. Bộ não của các em đang trải qua nhiều khoảng thời gian nhạy cảm trong quá trình phát triển. Việc xây dựng một hệ vi sinh vật đường ruột cân bằng thông qua các bữa ăn học đường giúp học sinh không chỉ phát triển thể chất mà còn nâng cao hiệu suất học tập và duy trì khả năng điều phối cảm xúc.
(Nguồn: Phụ nữ mới)