Khi nào người mắc cúm có thể lây sang người khác?

PV |

Giai đoạn nào người mắc cúm có thể làm lây truyền virus sang người khác mạnh nhất?

Về nguy cơ lây lan virus cúm, TS.BS Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Thông thường, một người lớn bị cúm có thể lây bệnh cho người khác từ thời điểm 1 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng và kéo dài trong khoảng 5- 7 ngày.

Theo đó, thời điểm bệnh cúm lây lan mạnh nhất là 3- 4 ngày đầu tiên của bệnh nhân mắc cúm. Với người mắc cúm, nguy cơ lây nhiễm cho người khác không giống nhau trong suốt thời gian bị bệnh; khả năng lây nhiễm tăng lên đáng kể khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy không khỏe và đó là lúc họ dễ lây nhiễm sang người khác nhất. Giai đoạn ngay trước khi mắc bệnh hoặc sau ba ngày đầu tiên mắc cúm, nguy cơ lây nhiễm là khá thấp. Vì vậy, ngay khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy các triệu chứng, cần phải ở nhà trong vài ngày để tránh lây lan, đặc biệt khi đang trong “mùa” cúm.

Sát khuẩn tay, đeo khẩu trang là biện pháp dự phòng lây nhiễm cúm. Ảnh: TTXVN
Sát khuẩn tay, đeo khẩu trang là biện pháp dự phòng lây nhiễm cúm. Ảnh: TTXVN

Cũng theo BS. Trần Thị Hải Ninh, với trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch và những người bị bệnh nặng do cúm có thể thải virus vào đường hô hấp trong thời gian dài hơn nhiều.

Theo đó, virus cúm có hai cách lây truyền chính.

Virus cúm lây qua những giọt bắn lớn, khi người bệnh ho hoặc hắt hơi mà không che miệng và mũi của họ (khiến những người trong phạm vi 1 mét bị nhiễm bệnh). Đây là lý do người dân cần che miệng và mũi (tốt nhất là bằng khăn giấy dùng một lần) khi ho hoặc hắt hơi. Các giọt bắn nhỏ hơn ở dạng khí dung, có khả năng bay đi xa nhưng lại ít có khả năng mang virus hơn, do đó thường chỉ những người gần gũi với người bị cúm mới có nguy cơ mắc bệnh.

Virus cúm cũng có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với màng nhầy ở mũi, miệng và cổ họng của người bệnh, như virus bám trên tay của những người bị bệnh khi chà xát mũi. Vì vậy, người dân cần vệ sinh tay và sử dụng khăn tay dùng một lần đúng cách để phòng lây nhiễm.

(Nguồn: Ngày Nay)

Cúm A(H5) lây sang người nguy hiểm như thế nào?

PV |

Cúm A(H5) gây bệnh trên người diễn biến nhanh và có tỷ lệ tử vong cao.

Bộ NN-PTNT ra công điện khẩn đề nghị các địa phương kiểm soát dịch cúm gia cầm

Thanh Mai |

Bộ NN-PTNT đã có công điện khẩn đề nghị các địa phương kiểm soát dịch bệnh cúm gia cầm sau khi phát hiện người nhiễm cúm A(H5) trở lại.

Bệnh cúm gia cầm xuất hiện trở lại ở Việt Nam sau 8 năm

PV |

Một bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ được phát hiện dương tính với cúm A(H5) tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Đây là ca bệnh cúm A(H5) trên người mới nhất tại Việt Nam kể từ tháng 2/2014. Tích lũy từ năm 2003 đến nay, cả nước ghi nhận 128 trường hợp nhiễm cúm A(H5).

Bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ nhiễm cúm A/H5N1

Thanh Mai |

Hiện, bệnh nhân đang trong tình trạng suy hô hấp, đặt nội khí quản, đang điều trị tại Khoa điều trị tích cực nội (Bệnh viện Nhi Trung ương).