Khuyến cáo về hiện tượng sốt kéo dài sau khi tiêm vaccine COVID-19

Đào Thanh Tùng |

Theo nhóm nghiên cứu, rất khó phân biệt các triệu chứng mắc COVID-19 và những phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine vì có nhiều người không xét nghiệm COVID-19 trước khi tiêm phòng.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy hiện tượng sốt kéo dài sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể không phải là phản ứng phụ sau tiêm mà là một triệu chứng nhiễm virus SARS-CoV-2.

Các nhà khoa học thuộc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) cho biết sau khi tiêm vaccine, người được tiêm thường gặp phải các hiện tượng như sốt, đau đầu và một số phản ứng phụ khác.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tiêm vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh: THX/TTXVN)

Một ngày sau mũi tiêm đầu tiên, có 2% trong số những người tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech và 4% trong số những người tiêm vaccine của Moderna sốt từ 37,5 độ C trở lên.

Theo nhóm nghiên cứu, rất khó phân biệt các triệu chứng mắc COVID-19 và những phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine vì có nhiều người không xét nghiệm COVID-19 trước khi tiêm phòng.

Vì vậy, MHLW khuyến nghị cần đi khám nếu có hiện tượng sốt liên tục trong 2 ngày hoặc lâu hơn sau khi tiêm vaccine đồng thời có các triệu chứng khác của bệnh COVID-19 như ho, thở gấp, hoặc mất vị giác hay khứu giác.

Bên cạnh đó, MHLW cũng đề nghị các cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm hoặc yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm COVID-19 khi khám cho những người bị sốt kéo dài sau khi tiêm vaccine.

Các chuyên gia y tế lưu ý rằng các phản ứng phụ thường xảy ra trong vòng vài ngày đầu tiên sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19. Sau khi tiêm cơ thể cần vài tuần để hình thành các miễn dịch đủ mạnh để chống lại virus SAR-CoV-2.

Do đó, người tiêm vaccine vẫn có thể bị bệnh do nhiễm virus này sau khi tiêm vaccine do chưa đủ thời gian để hình thành các đáp ứng miễn dịch bảo vệ.

Hơn nữa, vẫn có tỷ lệ nhất định những người cho dù được tiêm vaccine nhưng không có đủ đề kháng bảo vệ, đồng thời vẫn cần đánh giá thêm để xác định vaccine có giúp bảo vệ khỏi các biến thể khác nhau của virus SARS-CoV-2 hay không.

Do đó, cho dù đã tiêm vaccine thì việc tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng tránh cộng đồng theo khuyến cáo của cơ quan y tế là vẫn cần thiết.

 (Nguồn: TTXVN)

TAGS

Lào chuẩn bị đợt tiêm chủng vaccine COVID-19 mới trong tháng 7

Tổng hợp |

Lào chuẩn bị nhận một đợt vaccine viện trợ mới từ COVAX trong tháng 7 và triển khai tiêm ngay sau đó.

Quỹ vaccine phòng COVID-19 đã nhận được 8.041 tỷ đồng

Thùy Dương |

Theo Ban quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19, tính đến 17h00 ngày 3/7, Quỹ đã tiếp nhận được 8.041 tỷ đồng (đã bao gồm ngoại tệ quy đổi).

Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vaccine COVID-19 của Mỹ

Thanh Mai |

Quyết định phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Zuellig Pharma cung cấp cho Bộ Y tế đến ngày 23/6.

Uống thuốc giảm đau trước khi tiêm có thể làm giảm hiệu quả của vaccine COVID-19

CTV Châu Nhi |

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo uống thuốc giảm đau trước khi tiêm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19.