Loại rau chứa vaccine phòng COVID-19 đang được phát triển

Trúc Ly |

Các nhà khoa học tới từ Mỹ đang phát triển một loại rau mang công nghệ mRNA giống với vaccine COVID-19 do Moderna và Pfizer sản xuất.

Ở thời điểm hiện tại, rất nhiều người trên thế giới phải đối mặt với một cánh tay đau nhức trong vài ngày sau khi tiêm vaccine COVID-19. Điều này mang lại một số bất tiện trong sinh hoạt nhưng có thể sớm thay đổi khi các nhà khoa học tới từ Đại học California (Riverside, Mỹ) đang phát triển một loại rau chứa vaccine ăn được.

Theo nhóm nghiên cứu chia sẻ, các loại rau này sẽ mang công nghệ mRNA giống với vaccine do Moderna và Pfizer sử dụng hiện nay, nhưng so với những mũi tiêm truyền thống, loài thực vật ăn được này có nhiều điểm vượt trội hơn. Trong số đó, quan trọng nhất là loại rau này có thể trồng được ở những nước đang phát triển, khi mà chi phí vận chuyển và bảo quản thấp hơn rất nhiều so với vaccine truyền thống.

Loại rau chứa vaccine COVID-19 đang được phát triển. Ảnh: AFP
Loại rau chứa vaccine COVID-19 đang được phát triển. Ảnh: AFP


Thực tế, công nghệ mRNA lưu trữ trong thực vật đã được biết tới từ lâu nhưng rất ít khi được ứng dụng trong Y học cho tới thời gian gần đây. Cụ thể hơn, khi được cơ thể hấp thụ, các loại rau này sẽ hướng dẫn các tế bào hình thành một dạng protein gây ra COVID-19 để hệ miễn dịch thích nghi. Từ đó, khi bị phơi nhiễm với virus, cơ thể con người sẽ có khả năng tự tạo ra kháng thể.

“Các lục lạp của thực vật có thể mang theo các mã gen không phải là bộ phận của cây, tức chúng có thể mang được mRNA chống COVID-19. Ngoài ra, các lục lạp này không hề ảnh hưởng tới sự phát triển của cây nên việc tạo ra một loại “rau vaccine” ăn được là hoàn toàn khả thi.

Hiện tại chúng tôi đang thử nghiệm với rau chân vịt và rau diếp cá, lý tưởng nhất là 1 cây rau sẽ tạo ra một lượng mRNA tương đương với một mũi vaccine COVID-19. Nếu ý tưởng này thành công trong phòng thí nghiệm thì việc trồng đại trà sẽ được thúc đẩy nhanh chóng” – Giáo sư Juan Pablo Giraldo, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. 

Các loại vaccine của Moderna hay Pfizer hiện nay cần được bảo quản ở nhiệt độ -90 độ C, điều này khiến cho việc vận chuyển vaccine tại các nước đang phát triển hay tới các vùng sâu vùng xa trở nên khó khăn và tốn kém. Nếu nghiên cứu này có thể thành công, việc phổ biến vaccine COVID-19 lên toàn thế giới sẽ trở nên dễ dàng hơn, khi mà loại rau này có thể dễ dàng được trồng và vận chuyển đi khắp mọi nơi.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Trung Quốc đạt tiến triển về vaccine dạng hít khí dung đầu tiên

Tiến Trung |

Nhà phát triển vaccine CanSinoBIO cho biết quá trình thử nghiệm cho thấy vaccine Ad5-nCoV có các phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn cùng những hiệu quả tốt hơn như một liều vaccine tăng cường.

Lào chuẩn bị nhận lô vaccine tiêm một mũi duy nhất từ Nga

Tổng hợp |

Cục Hàng không dân dụng Lào cho biết chuyến bay chở 30.000 liều vaccine Sputnik  Light do Nga viện trợ đã khởi hành từ Krasnoyarsk dự kiến đến Vientiane chiều nay 22/9.

Bộ Y tế: Khẩn trương tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai 13 tuần trở lên

PV |

Để tăng tỷ lệ bao phủ vaccine ở phụ nữ mang thai, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương rà soát danh sách phụ nữ có thai từ 13 tuần trở lên.

Những yếu tố nào khiến một người đã tiêm vaccine có nguy cơ mắc COVID-19?

Thanh Mai |

Để chiến thắng và đẩy lùi đại dịch Covid-19, vaccine vẫn là chìa khóa nhưng vẫn ghi nhận các trường hợp đã được tiêm vaccine vẫn mắc Covid-19.