Mang thai sau 35 tuổi đối diện với nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm

Thanh Mai |

Không ít trường hợp sản phụ gặp nguy hiểm khi mang thai ở tuổi tứ tuần vì mắc các bệnh lý như: nhau cài răng lược, vỡ tử cung...

Theo tài liệu "Hướng dẫn phát hiện sớm - can thiệp sớm khuyết tật trẻ em" mới nhất của Bộ Y tế, mang thai và sinh con khi mẹ trên 35 và bố trên 45 tuổi là một trong những nguyên nhân gây khuyết tật ở trẻ.  Các bác sĩ cảnh báo nhiều phụ nữ lớn tuổi nhưng có thai lại không biết dẫn đến không thăm khám và điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

 
 
Không ít trường hợp sản phụ gặp nguy hiểm khi mang thai ở tuổi tứ tuần vì mắc các bệnh lý như: nhau cài răng lược, vỡ tử cung...

Trao đổi với báo Tuổi Trẻ, bác sĩ Trịnh Nhật Thu Hương - trưởng khoa chăm sóc trước sinh, Bệnh viện Từ Dũ - cho biết đối với những sản phụ lớn tuổi khi mang thai (từ 35 tuổi trở nên) thì nguy cơ em bé gặp phải những bất thường sẽ cao. Thai nhi có thể mắc một số khiếm khuyết theo hướng lệch bội nhiễm sắc thể như hội chứng Down. Ngoài ra, sản phụ có thể đối mặt với nhiều nguy cơ khác như sẩy thai, sinh non, tiền sản giật, thừa cân...

Giai đoạn vàng trong độ tuổi sinh sản của nữ là từ 20 - 25 tuổi. Đây là giai đoạn mà buồng trứng phát triển tối ưu, ít bị bất thường nhất. Với phụ nữ trên 35 tuổi đã có thai, sản phụ sẽ phải tuân theo quy trình khám thai kỹ lưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ để nhằm phát hiện được những bất thường của thai nhi ở giai đoạn sớm để có thể tầm soát, tính được biến cố của thai kỳ. Các bác sĩ có thể dựa vào các yếu tố như bệnh lý nền, các thông số đo được khi khám thai để kịp thời có phương án điều trị.

Theo tài liệu "Hướng dẫn phát hiện sớm - can thiệp sớm khuyết tật trẻ em" của Bộ Y tế, tại Việt Nam, báo cáo của Tổng cục Thống kê về điều tra quốc gia người khuyết tật ước tính khoảng 1,2 triệu trẻ em bị khuyết tật trong độ tuổi 0 - 17 (chiếm 3,1%). Loại khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ là vận động và ngôn ngữ. Nguyên nhân chính của tình trạng khuyết tật ở trẻ là khuyết tật bẩm sinh (chiếm khoảng 55 - 65%), còn lại là bệnh tật.

Bộ Y tế nêu rõ nguyên nhân dẫn đến khuyết tật ở trẻ em được phân loại thành ba nhóm chính đó là nguyên nhân khuyết tật trước sinh bao gồm bệnh của mẹ khi mang thai (vi rút, bệnh giáp trạng, ngộ độc thai, đái tháo đường, chấn thương...). Ngoài ra, mẹ phơi nhiễm môi trường độc hại khi mang thai như các kim loại nặng, chất độc dùng trong nông nghiệp và thực phẩm; các loại thuốc; các chất kích thích như rượu, ma túy; dinh dưỡng bà mẹ; nhiễm trùng. Bất thường nhiễm sắc thể, gene, chất liệu di truyền thai nhi cũng là nguyên nhân gây khuyết tật trước sinh ở trẻ.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Công an vào cuộc vụ người đàn ông livestream bạo hành vợ đang mang thai

An Ly |

Đoạn clip dài hơn 2 phút được phát trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội facebook quay lại cảnh một người đàn ông đang hành hung vợ. Đáng nói, người vợ này đang mang bầu.

Tạm giữ bảo vệ trường học 70 tuổi xâm hại học sinh lớp 6 dẫn đến mang thai

An Ly |

Ngày 17/9, công an huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An xác nhận đang điều tra, tạm giữ ông P.H (sinh năm 1952) được cho là xâm hại nữ sinh lớp 6 trên địa bàn xã Tiền Phong, huyện Quế Phong dẫn tới có thai.

Bác sỹ cảnh báo nguy hiểm khi phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết

PV |

Từ đầu năm đến nay đã có 12 trường hợp tử vong, trong đó có cả phụ nữ mang thai và trẻ em. Các bác sĩ cảnh báo, thai phụ mắc sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả bà mẹ lẫn thai nhi.

WHO cảnh báo lây nhiễm đậu mùa khỉ ở phụ nữ mang thai và trẻ em

Hà My |

Ngày 29/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, bệnh đậu mùa khỉ vẫn tiếp tục lây lan trên toàn thế giới, có thể tạo cơ hội để virus lây lan đến các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc trẻ em.