Ngày Thalassemia thế giới 8/5/2022

Ngô Thị Tố Nga |

Ngày Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) thế giới 8/5/2022, Việt Nam hưởng ứng với chủ đề: “Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì tương lai giống nòi” kêu gọi toàn thể người dân hãy quan tâm và cùng nhau chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh để sinh ra những công dân khỏe mạnh, thông minh góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, phát triển.

Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925. Bệnh bệnh tan máu bẩm sinh (TMBS) đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng đến chất lượng giống nòi, đời sống của người bệnh và cộng đồng. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể phòng tránh được, nếu chúng ta hiểu biết đầy đủ và có biện pháp phòng tránh ngay từ đầu. Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người, tương đương 13% dân số, mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Trong đó, tỷ lệ người dân đồng bào dân tộc miền núi chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20- 40%. Mỗi năm có khoảng hơn 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó khoảng hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng, cần được điều trị cả đời. Một trong những nguyên nhân chính làm tỷ lệ người dân mang gen tan máu bẩm sinh ở vùng miền núi, đặc biệt ở các đồng bào dân tộc thiểu số cao là do kết hôn cận huyết.

 

Bệnh tan máu bẩm sinh là một bệnh về máu có tính di truyền có ở cả nam và nữ, người mắc căn bệnh này cơ thể bị giảm trầm trọng khả năng sản xuất Hemoglobin (một thành phần quan trọng của hồng cầu đảm nhiệm việc vận chuyển oxy trong cơ thể), làm cho cơ thể bị thiếu máu trầm trọng và ứ đọng sắt. Hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng suốt đời. Các biểu hiệu thường gặp là người bệnh mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh, nhợt nhạt hơn bình thường, da và vùng võng mạc mắt vàng. Trẻ mắc bệnh có dấu hiệu chậm lớn, dậy thì muộn, khó thở khi gắng vận động mạnh, nhịp tim nhanh. Đối với thể nặng, bệnh có thể gây biến chứng gan lách to, chậm lớn, thậm chí chết sớm.

Điều nhận thấy rõ nhất ở người bệnh thể nặng là biến dạng xương mặt như: Đầu to, gò má cao, trán dô, bướu đỉnh, mũi tẹt, loãng xương ở các xương dài khiến xương giòn, dễ gãy…chúng ta đã có những nỗ lực lớn song việc điều trị mới chỉ giúp cải thiện tốt cuộc sống của người bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh. Chất lượng sống của các bệnh nhân bị tan máu bẩm sinh rất thấp, số tử vong lớn. Hiện nay, số lượng bệnh nhân tan máu bẩm sinh đã làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực nặng nề lên ngân hàng máu cũng như gánh nặng về chi phí xã hội.

Trung tâm Y tế Vĩnh Linh tư vấn tiền hôn nhân trong Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ.
Trung tâm Y tế Vĩnh Linh tư vấn tiền hôn nhân trong Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ.

Chính vì vậy, trong những năm qua, Việt Nam đã đẩy mạnh việc truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, của người dân, gia đình, cộng đồng về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn cũng như sàng lọc trước và sau khi em bé chào đời. Bởi đây là một việc làm mang lại lợi ích lớn không chỉ về sức khỏe sinh sản nói riêng mà còn cả thể chất lẫn tinh thần cho cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng tương lai. Đây là những việc rất cần thiết, để giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm nhiều căn bệnh nguy hiểm, tránh được các hệ lụy không đáng có trong cuộc sống vợ chồng và tương lai của con cái sau này nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dân số góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. 

(Nguồn: Cổng TTĐT huyện Vĩnh Linh)

8 biện pháp khắc phục hội chứng "sương mù não" hậu COVID-19

Thanh Mai |

Hiện tượng sương mù não thường xảy ra cùng với các triệu chứng COVID kéo dài khác như mệt mỏi, hụt hơi, khó thở, chất lượng giấc ngủ kém.

Đây là thực phẩm số 1 giúp não bộ luôn nhạy bén và tập trung nếu ăn mỗi sáng

Chấn Hưng |

Một chuyên gia dinh dưỡng Harvard chia sẻ thực phẩm số 1 mà bà ăn mỗi sáng để giúp não bộ ‘nhạy bén’ và ‘trẻ lâu’. 

Siêu thị kiểm tra kẹo trứng Kinder Surprise trước thông tin nhiễm khuẩn Salmonella

Hoài Anh |

Trước thông tin kẹo trứng chocolate Kinder Surprise bị nhiều nước châu Âu thu hồi do nhiễm khuẩn , nhiều siêu thị thực hiện kiểm tra rà soát hệ thống.

Vì sao dịch Covid-19 và cúm không bao giờ xảy ra cùng lúc?

Minh Khang |

Các nhà khoa học cho rằng việc tiếp xúc với một loại virus gây bệnh đường hô hấp trước đó sẽ giúp cơ thể "cảnh giác" với những mầm bệnh tương tự.