Nốt đỏ ở sau lưỡi và đáy lưỡi, có phải bị ung thư không?

PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào |

Chỉ khi nào các bạn nhìn thấy nốt xuất hiện 1 bên lưỡi, sần sùi, có thể có điểm loét, có xu hướng to ra theo thời gian, có thể xuất hiện hạch vùng cổ tương ứng với nốt đó... thì nên đến bác sĩ.

Thời gian gần đây chúng tôi tiếp nhận rất nhiều câu hỏi về những nốt, khối ở phần cuối lưỡi, hay đáy lưỡi mà các bạn tự soi gương nhìn thấy, tình cờ do thời gian ở nhà nhiều quá hoặc khi bị đau họng. Câu hỏi gứi tới bác sĩ luôn là: “Tôi lo quá, liệu có phải là u hay không?, u có ác tính hay không? Từ hôm nhìn thấy đến nay khi ăn cứ bị nghẹn?”.

Vậy hãy lắng nghe cơ thể của chính chúng ta xem sao nhé!

 

 Họng là cửa ngõ nơi các tác nhân xâm nhập vào cơ thể, chính vì thế mà họng được cấu tạo đặc biệt. Niêm mạc vùng họng có rất nhiều tổ chức lympho, có nơi các tổ chức lympho này tập trung lại thành đám gọi là các Amidan gồm có Amidan vòm, Amidan vòi, Amidan khẩu cái, Amidan lưỡi và hạch Gillet ở thành sau họng tạo thành vòng bạch huyết quanh hầu Waldayer.

Tổ chức lympho bình thường ở đáy lưỡi
Tổ chức lympho bình thường ở đáy lưỡi

 Những nốt đỏ - mà các bạn nhìn thấy thường chỉ là những tổ chức lympho mà thôi. Tuy nhiên cần lưu ý rằng những tổ chức lympho tại đây là nhiều nốt và ở cả hai bên của lưỡi. Những nốt này có màu hồng thẫm, bề mặt nhẵn và ranh giới rõ, xếp thành hình chữ V mà đỉnh nằm ở phần giữa của đáy lưỡi – còn gọi là V lưỡi.

Tổn thương bệnh lý
Tổn thương bệnh lý

Nếu các bạn nhìn thấy nốt xuất hiện 1 bên, sần sùi, có thể có điểm loét…có xu hướng to ra theo thời gian thậm chí có thể xuất hiện hạch vùng cổ tương ứng với nốt đó thì nên đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám xác định bệnh nhé.

(Nguồn: VOV)

TAGS

10 thói quen buổi sáng giúp bạn thành công hơn

CTV Châu Nhi |

Chỉ cần thay đổi một vài thói quen buổi sáng cũng sẽ giúp bạn có một ngày làm việc hiệu quả và nhiều năng lượng hơn.

Người có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao và dấu hiệu của người bị nhiễm

B.A |

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 3646/QĐ-BYT về Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2.

7 thanh niên bị ngộ độc vì uống rượu tự chế

PV |

Ngày 4/8, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã thông tin về trường hợp 7 thanh niên bị ngộ độc rượu tự chế, trong đó có hai người bị ngộ độc nặng.

4 “lá chắn thép” giúp thế giới ngăn chặn đại dịch COVID-19

CTV Mai Trang |

Theo CNA, sau 18 tháng kể từ khi Covid-19 bùng phát, tới nay chúng ta có đủ kiến thức và công cụ cần thiết để ngăn chặn đại dịch, vấn đề hiện tại là áp dụng những biện pháp này đúng cách.