Quyết tâm hành động để giảm khí thải carbon, hướng tới Net Zero

Tân Nguyên |

Biến đổi khí hậu là vấn đề rất được quan tâm, có tính cấp bách nhất trên phạm vi toàn cầu hiện nay. Do đó các quốc gia trên thế giới đã có những cam kết giảm lượng khí thải carbon và đặt ra các mục tiêu Net Zero. Điều này thể hiện trách nhiệm môi trường của các quốc gia, tuy nhiên để đạt được mục tiêu rất cần có sự hợp tác và nỗ lực từ tất cả các phía mới có thể đối phó hiệu quả với những thách thức về biến đổi khí hậu đang đặt ra.


Hội nghị về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) do Liên Hiệp Quốc tổ chức vào năm 2021, có 137 quốc gia, đại diện cho 88% tổng lượng phát thải thế giới, gồm các nước phát thải lớn như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đã cam kết hoặc hướng tới mục tiêu Net Zero. Mỗi quốc gia tự đặt ra mốc thời gian để đạt mục tiêu này, phần lớn là vào năm 2050, một số nước tiên phong sớm hơn là vào năm 2035 và trễ nhất vào năm 2070. Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam sẽ hướng đến và hoàn thành mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Phát triển điện gió là giải pháp để giảm phát thải carbon, hướng đến NetZero. Ảnh: T.N
Phát triển điện gió là giải pháp để giảm phát thải carbon, hướng đến NetZero. Ảnh: T.N

Việt Nam là quốc gia phải chịu nguy cơ từ khí hậu nhiều nhất và nằm trong top 5 quốc gia dễ bị ảnh bởi biến đổi khí hậu cao nhất. Theo báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), Việt Nam có khoảng 60% lượng phát thải từ công nghiệp năng lượng - chủ yếu từ sản xuất điện năng.

Do đó, việc giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất điện là vô cùng quan trọng để Việt Nam có thể sớm đạt được cam kết. Do nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cho mục tiêu phát triển kinh tế, để giảm phát thải khí nhà kính nhưng vẫn giữ được tăng trưởng trong sản xuất điện thì cần gia tăng nguồn cung cấp điện từ năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, thủy điện...

Tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố cam kết dần loại bỏ nhiệt điện than đến năm 2040 và đạt phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050. Gần đây nhất, trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Việt Nam đã tuyên bố mục tiêu đến năm 2030 sẽ cắt giảm phát thải 43,5% với các hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ quốc tế, đặt mục tiêu phát thải theo từng ngành đến năm 2030 và 2050, cũng như một số đề xuất định tính nhằm đạt được những mục tiêu này. Bằng cách tận dụng những cơ hội trong các ngành, đặc biệt là điện, Việt Nam có thể đẩy nhanh tốc độ giảm phát thải carbon để đạt mục tiêu phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050.

Từ cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại COP26, Việt Nam đã triển khai nhiều hành động, sáng kiến cụ thể. Sau COP26 và COP27, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia đã triển khai thực hiện cam kết; các bộ, ngành, cơ quan liên quan đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều đề án, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hành động, trong đó có: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Chiến lược tăng trưởng xanh; Quy hoạch điện VIII tiến đến năng lượng tái tạo là chủ đạo; phát triển 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp; xây dựng và thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), ban hành Kế hoạch thực hiện cơ chế đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP)...

Tại COP28, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP. Thủ tướng khẳng định chuyển đổi năng lượng công bằng có ý nghĩa quyết định đối với việc đạt được định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và các mục tiêu phát triển bền vững với tinh thần lấy người dân làm trung tâm. Thủ tướng nhấn mạnh 12 hành động cụ thể của Việt Nam, trong đó có việc xây dựng nhiều chiến lược, quy hoạch theo hướng xanh, giảm phát thải, phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo.

Với định hướng, giải pháp và các hành động cụ thể về giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực được thống nhất từ trung ương đến địa phương, giữa các ngành và lĩnh vực, đặc biệt là ngành năng lượng, Việt Nam có thể đạt các mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện mục tiêu Net Zero, đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, trở thành quốc gia công nghiệp vào năm 2045 như Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Chào mừng chuyến tàu đầu tiên của Dự án điện gió Hải Anh – Quảng Trị cập cảng quốc tế Lào – Việt

PV |

Ngày 23/9/2024, Công ty CP Cảng Quốc tế Lào – Việt đã đón tàu PACIFIC INTEGRITY, chuyến tàu đầu tiên của Dự án Điện gió Hải Anh – Quảng Trị cập cảng Vũng Áng.

Check in trên “cánh đồng” điện gió

Lê Trường |

Không chỉ đóng góp vào công cuộc phát triển KT-XH của địa phương, từ khi đưa vào vận hành, các dự án điện gió ở Quảng Trị đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo khách du lịch từ nhiều địa phương đến tham quan, trải nghiệm.

Hè này săn mây, ngắm đồng điện gió đẹp như phim tại Quảng Trị

Minh Vũ |

Ngoài những bãi biển xanh mát, địa điểm di tích đáng tự hào, Quảng Trị còn có khung cảnh núi non cùng biển mây đẹp đến nức lòng.

Sẽ thành lập Tổ công tác chuyên trách hỗ trợ các dự án điện gió đang triển khai

Lê Trường |

Ngày 27/3, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chủ trì buổi làm việc với các sở, ban, ngành liên quan và nhà đầu tư nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và triển khai thực hiện các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh.