Thuốc kháng thể giúp giảm số ca tử vong ở bệnh nhân COVID-19 nặng

Bích Liên |

Theo kết quả thử nghiệm, 30% bệnh nhân nặng mắc COVID-19 không dùng thuốc REGN-COV2 đã tử vong sau 28 ngày, trong khi con số này ở nhóm được dùng thuốc là 24%.

Sự kết hợp của một loạt kháng thể tổng hợp giúp giảm số ca tử vong ở các bệnh nhân COVID-19 thể nặng, những người không thể tự tăng phản ứng miễn dịch.

Thông tin trên là kết quả của cuộc thử nghiệm lâm sàng lớn được thực hiện tại Anh trong thời gian từ tháng 9/2020-5/2021.

Loại thuốc trên có tên gọi REGN-COV2, do công ty công nghệ sinh học Regeneron của Mỹ và Phòng thí nghiệm Roche của Thụy Sĩ phối hợp bào chế.

REGN-COV2. (Nguồn: swarajyamag.com)
REGN-COV2. (Nguồn: swarajyamag.com)

REGN-COV2 cũng là loại thuốc từng cung cấp cho cựu Tổng thống Donald Trump khi ông nhiễm virus SARS-CoV-2 hồi năm ngoái. Trước đó, thuốc chỉ được dùng để điều trị các bệnh nhân trong giai đoạn mới mắc bệnh.

Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm đã phát hiện rằng thuốc này hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh nhân nặng hơn.

Thuốc sử dụng hai loại kháng thể tổng hợp nhằm dính vào mặt trên các protein gai của virus, ngăn chúng tác động đến các tế bào. Thuốc có thể sử dụng cho người có hệ miễn dịch bị tổn thương, không thể tạo đủ kháng thể cho mình dù họ đã được tiêm phòng hoặc đã từng nhiễm bệnh.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 9.800 bệnh nhân COVID-19 phải nhập viên, một số người được điều trị bằng giả dược bên cạnh cách điều trị thông thường. 1/3 trong số này không thể sinh kháng thể chống virus khi bắt đầu điều trị bằng thuốc trên.

Kết quả cho thấy thuốc đã làm giảm 1/5 nguy cơ tử vong. 30% bệnh nhân nặng mắc COVID-19 không dùng thuốc này đã tử vong sau 28 ngày, trong khi con số này ở nhóm được dùng thuốc là 24%.

Giảng viên dược Martin Landray của Đại học Oxford, người tham gia nghiên cứu trên, cho biết: "Đây là lần đầu tiên có một loại thuốc kháng virus đã chứng tỏ cứu sống được bệnh nhân nặng phải nhập viện."

Dù cho rằng kết quả trên là đáng khích lệ, các nhà khoa học không tham gia nghiên cứu vẫn nhấn mạnh rằng tỷ lệ người được cứu sống quá nhỏ so với chi phí để tạo ra thuốc này.

Nhà khoa học Stephen Evans tại trường Dịch tễ và thuốc nhiệt đới London cho biết: "Một số lượng lớn (20) người được điều trị thuốc với chi phí rất đắt đỏ nhưng chỉ cứu được một tính mạng."

Vì vậy, thuốc này chỉ có thể dành cho những nước rất giàu có. Ông cho rằng chỉ có ngày càng nhiều người được tiếp cận với vaccine trên toàn cầu mới có thể sớm chấm dứt đại dịch.

 (Nguồn: TTXVN)

Lào cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine cho người muốn xuất cảnh

PV |

Bộ Y tế Lào cho biết sẽ cấp chứng nhận tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19 bằng tiếng Anh cho người có ý định xuất cảnh, nhưng khuyến cáo quy định về “hộ chiếu vaccine” ở mỗi quốc gia là không giống nhau.

Gần 1 triệu liều vaccine Chính phủ Nhật tặng đã tới sân bay Nội Bài

Thuỳ Giang |

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định Việt Nam cam kết sử dụng hiệu quả lô vaccine này và sẽ sớm vận chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh để tiêm cho người dân phòng chống dịch.

Cuba đồng ý chuyển giao cho Việt Nam công nghệ sản xuất vaccine Abdala ngừa COVID-19

Linh Trần |

Cuba sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine ngừa Covid-19 Abdala. Vaccine này đã qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, kết quả cho thấy có khả năng ngăn chặn các loại biến thể của virus SARS-CoV-2.

Người nước ngoài tại Lào có thể đi tiêm vaccine COVID-19

Tổng hợp |

Công dân nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Lào có thể tiêm miễn phí vaccine Covid-19 nhưng không được lựa chọn loại vaccine sẽ tiêm.