Đây là kết quả được một nhóm chuyên gia tại Đại học UTHealth, Mỹ công bố ngày 18/3 trên tạp chí Pediatrics.
Từ tháng 10/2020, nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra dữ liệu của 218 trẻ em khắp bang Texas, Mỹ, trong độ tuổi 5-19, nhằm đánh giá tình trạng kháng thể Covid-19 sau thời gian nhiễm bệnh ở trẻ em và so sánh nó với người lớn có tình trạng tương tự.
Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu máu của các tình nguyện viên tại 3 thời điểm: trước khi tiêm vaccine Covid-19, khi làn sóng Delta bùng phát và khi phát hiện ra biến chủng Omicron.Kết quả cho thấy 96% trẻ tiếp tục có kháng thể sau 7 tháng khỏi Covid-19. Ở lần đo thứ 3, nghĩa là sau hai làn sóng Covid-19 lây nhiễm mạnh nhất, 58% trẻ vẫn chưa mắc Covid-19.
Từ những kết quả nghiên cứu cho thấy kháng thể từ lần mắc Covid-19 trước đó có khả năng bảo vệ cho trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm virus ít nhất nửa năm. Song, nhóm tác giả chưa thể kết luận về ngưỡng bảo vệ tuyệt đối. Không phải 100% trẻ từng mắc Covid-19 sẽ không tái nhiễm trong khoảng thời gian này.
Ngoài ra, không phải tất cả đều được bảo vệ như nhau vì kháng thể của từng người không giống nhau.
Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng quan niệm trẻ đã mắc Covid-19 sẽ được bảo vệ nên không cần tiêm vaccine là sai lầm. Do đó, ngay sau khi có cơ hội, cha mẹ nên cho trẻ tiêm vaccine Covid-19 để tăng cường khả năng bảo vệ, tương tự ở người lớn.
Theo TS Sarah Messiah, Trường Y tế Công cộng cơ sở Dallas, Đại học UTHealth cho biết: “Những phát hiện này rất quan trọng vì thông tin chúng tôi thu thập từ trẻ mắc Covid-19 không khác nhau về tình trạng có triệu chứng bệnh hay không, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thế nào hay béo phì, khỏe mạnh, giới tính. Nhìn chung, dân số thế giới cũng vậy”.
(Nguồn: Phụ nữ mới)