Gắn kết để sẻ chia

Phan Hoài Hương |

Lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 với chủ đề “Gắn kết bằng cảm xúc” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người theo dõi trên toàn thế giới. 

Cứ nghĩ sẽ bị hủy vào phút chót vì COVID-19 nhưng cuối cùng, lễ khai mạc Olympic năm nay với những màn trình diễn giản dị nhưng đầy ý nghĩa của nước chủ nhà Nhật Bản cũng đã diễn ra. Có rất nhiều điều đọng lại trong lòng khán giả-những người theo dõi lễ khai mạc thế vận hội thể thao lớn nhất hành tinh này qua màn hình ti vi nhưng giây phút mặc niệm những người đã mất vì COVID-19 và hình ảnh vinh danh các y, bác sĩ để lại ấn tượng sâu sắc nhất.

Có lẽ, đây là một kỳ Olympic đặc biệt nhất trong lịch sử. Câu khẩu hiệu truyền thống của các kỳ Olympic là “Nhanh hơn, cao hơn, mạnh mẽ hơn” được Pierre de Coubertin - người sáng lập Thế vận hội hiện đại và là Chủ tịch đầu tiên của Uỷ ban Olympic Quốc tế từ năm 1896 đến năm 1925 - đề xuất khi thành lập Ủy ban Olympic Quốc tế vào năm 1894. Nhưng năm nay, ở kỳ Olympic này, ban tổ chức đã thay đổi câu khẩu hiệu thành “Nhanh hơn, cao hơn, mạnh mẽ hơn - cùng nhau” để nhấn mạnh sự cần thiết về tinh thần đoàn kết của thế giới trong cuộc chiến chống COVID - 19.

Đặc biệt, lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 kết thúc bằng nghi thức thắp đuốc hết sức ý nghĩa, ngoài việc được lần lượt truyền qua tay các vận động viên xuất sắc của Nhật Bản, ngọn đuốc còn được truyền đến các bác sĩ và y tá-đại diện cho những “chiến sĩ áo trắng” trên tuyến đầu của cuộc chiến chống COVID-19. Có thể thấy, nghi thức rước đuốc lần này ẩn chứa toàn bộ thông điệp mà nước chủ nhà muốn gửi gắm trong lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 - ngoài tinh thần thể thao còn ghi nhận chiến công thầm lặng của đội ngũ nhân viên y tế trong cuộc chiến chống COVID-19-một đại dịch khiến cả thế giới phải chịu những tổn thất nặng nề.

 

Tuy không phải chỉ đến thế vận hội này những “chiến sĩ áo trắng” mới được vinh danh nhưng tại một cuộc tranh tài thể thao lớn nhất hành tinh như Olympic Tokyo 2020, sự vinh danh này sẽ được lan tỏa rộng rãi hơn bao giờ hết. Trong thời điểm dịch bệnh diễn ra hầu khắp các nước trên thế giới, ở đâu các “chiến sĩ áo trắng” cũng là những người gánh vác trách nhiệm nặng nề nhất. Hình ảnh đội ngũ nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ làm việc hết công suất, chạy đua với thời gian để giành giật mạng sống cho những bệnh nhân COVID-19 khiến chúng ta rất khâm phục.

Ở Việt Nam, hình ảnh này lại càng hiện rõ hơn trong đợt dịch lần thứ 4. Dịch bệnh bùng phát vào mùa hè với lượng bệnh nhân tăng đột biến khiến nhiều nhân viên y tế kiệt sức. Tuy vậy, họ không bỏ cuộc. Qua đi cơn nóng, qua đi phút giây mệt nhọc đến ngất xỉu, họ lại đứng dậy, chung tay cùng đồng nghiệp chống dịch. Căng thẳng, áp lực và nguy cơ lây nhiễm luôn thường trực nhưng những “chiến sĩ áo trắng” vẫn lặng thầm gánh trên vai sứ mệnh cao cả là chữa bệnh cứu người. Họ không ngại xông pha đến các điểm nóng của dịch bệnh; thức thâu đêm lấy mẫu xét nghiệm; tạm gác lại hạnh phúc riêng tư, xa những người thân yêu nhất để ngày đêm túc trực bên buồng bệnh, tận tình chăm sóc bệnh nhân…Không chỉ xa con cái, xa những người thân yêu, có những y, bác sĩ phải đối mặt với cảnh “sinh ly tử biệt”.

Câu chuyện của cặp vợ chồng bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương không thể về lo tang mẹ vì đang phải chiến đấu với dịch bệnh được chia sẻ trong những ngày đầu của đợt dịch thứ 4 khiến nhiều người không khỏi xót xa. Dù bao khó khăn, gian khổ, nhưng đội ngũ nhân viên y tế vẫn lao vào cuộc chiến với tâm thế sẵn sàng, với trái tim nhiệt huyết vì người dân và đất nước. Không chỉ hoạt động hết công suất ở các bệnh viện, nhân viên y tế còn túc trực 24/24 giờ để “đi từng ngõ, gõ từng nhà” nhằm kịp thời ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Họ liên tục xuất hiện thần tốc tại các điểm nguy cơ như: Khu công nghiệp, trường học hay khu dân cư… làm việc không ngừng để khẩn trương truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, phong tỏa, cách ly những trường hợp nguy cơ. Những hy sinh lớn lao ấy thật khó đo đếm được.

Và nay, trong khi tình hình dịch bệnh ở TP. Hồ Chí Minh phức tạp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký quyết định điều động 10.000 nhân viên y tế của các đơn vị sự nghiệp thuộc bộ và các đơn vị địa phương khu vực miền Bắc và miền Trung để hỗ trợ lực lượng y tế TP. Hồ Chí Minh bao gồm công tác lấy mẫu xét nghiệm, điều tra dịch tễ, hỗ trợ chuyên môn, công tác điều trị…Đây là đợt điều động nhân lực lớn nhất từ trước đến nay của ngành y tế.

Mới đây, tại Quảng Trị, 35 cán bộ, nhân viên y tế Quảng Trị cũng đã tình nguyện vào Bình Dương hỗ trợ địa phương này phòng chống dịch bệnh. Trong số cán bộ, nhân viên y tế được chọn đó có 13 bác sĩ, 4 kỹ thuật viên xét nghiệm, 1 dược sĩ, còn lại là điều dưỡng và nữ hộ sinh. Nhiều bác sĩ chia sẻ rằng, việc vào Bình Dương chống dịch là nguyện vọng của bản thân và hứa sẽ nỗ lực cùng đồng nghiệp vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp sức cùng ngành y tế đẩy lùi COVID-19.Khoảnh khắc chia tay các y, bác sĩ lên đường làm nhiệm vụ, ai cũng xúc động. Những hình ảnh đẹp đó như xoá đi nỗi âu lo vì dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp. Quảng Trị cũng như bất cứ tỉnh thành nào trên cả nước đều không thể đứng ngoài sự khó khăn mà đồng nghiệp mình, Nhân dân mình đang oằn mình gánh vác. Điều này thể hiện tinh thần đoàn kết và chia sẻ, không riêng gì ở Việt Nam mà là tinh thần chung của thế giới trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh nguy hiểm này.

Vì thế, khi nói đến ý nghĩa của Olympic Tokyo 2020, ông Thomas Bach, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế đã chia sẻ: COVID-19 tạo ra khoảng cách giữa con người và chia cắt nhiều người với những người thân yêu của mình. Nhưng hôm nay, ở bất cứ mọi nơi trên thế giới, chúng ta đang gắn kết để cùng nhau chia sẻ khoảnh khắc này. Còn người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)-Tedros Adhanom Ghebreyesus thì cho rằng: Thế vận hội có sức mạnh để mang cả thế giới lại với nhau, truyền cảm hứng, thể hiện những gì có thể. Cầu mong những tia hy vọng từ vùng đất này sẽ chiếu sáng bình minh mới cho một thế giới khỏe mạnh, an toàn hơn và công bằng hơn.

Nếu như thế giới xem Olympic Tokyo 2020 như một sự kiện của hy vọng, thì chúng ta cũng sẽ tự mình thắp lên những ngọn lửa hy vọng đó bằng chính niềm tin và sự sẻ chia, bằng chính nỗ lực và sự hy sinh của rất nhiều con người, trong đó có đội ngũ nhân viên y tế-những người trên tuyến đầu chống dịch.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Hơn 1.000 ‘bánh tét yêu thương’ chia sẻ khó khăn cùng người dân miền Nam

Trường Sơn |

Nhằm chung tay chia sẻ những khó khăn cùng người dân miền Nam đang chịu ảnh hưởng trực tiếp do dịch COVID-19, ngày 24/7/2021, chùa Khe Sanh (Hướng Hóa, Quảng Trị) phối hợp cùng đoàn trường THPT Hướng Hóa tổ chức chương trình “Bánh tét yêu thương” chia sẻ những khó khăn với miền Nam ruột thịt.  

Chia sẻ bài báo mà không xin phép sẽ bị phạt?

Đinh Thu Hiền |

Nghị định 15/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông... vừa lại được mạng xã hội đưa ra bàn luận sôi nổi vì có điều khoản phạt nếu chia sẻ bài báo mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Lào đánh giá cao những kinh nghiệm chống dịch mà Đoàn chuyên gia y tế Việt Nam chia sẻ

PV |

Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, để giúp Lào đối phó với đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 2, trong những ngày qua, Đoàn chuyên gia y tế của Việt Nam đã sát cánh cùng các y, bác sĩ và người dân Lào tại tỉnh Champasak, trung tâm kinh tế khu vực Nam Lào để hỗ trợ nước bạn nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh. Những chia sẻ, đóng góp và đề xuất của Đoàn được phía bạn đánh giá rất cao.

CLB Ươm nắng Quảng Trị tiếp tục hành trình yêu thương và chia sẻ

Lê Thi |

Nhân dịp giổ Tổ Hùng Vương và cùng cả nước hướng tới kỷ niệm 46 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975 - 30/4/2021, với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, CLB Ươm nắng Quảng Trị phối hợp cùng với Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải tổ chức chương trình thiện nguyện tại thôn Ngược, xã Tà Long (Đakrông, Quảng Trị).