Hủ tục và thói xấu, nghĩ từ ngày 23 tháng Chạp

Lê Thanh Phong |

Ngày 23 tháng Chạp, nhiều gia đình chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo và thả cá chép với mong muốn một năm mới bình an, may mắn.

Nhưng đây là mỹ tục hay hủ tục? Câu trả lời từ chính hành vi của con người.

Báo chí đưa hình ảnh nhiều người đi thả cá ở hồ Hoàng Cầu (Hà Nội), thả cả túi và cá xuống nước, hoặc sau khi thả cá xong là vứt túi nilon theo. Công nhân vệ sinh môi trường đứng sẵn ở các điểm thả cá để vớt rác. Nhiều người không chấp hành đeo khẩu trang, tụ tập với nhau ở các điểm thả cá.

Nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, nhiều địa phương đã treo bảng, biển với nội dung “Thả cá, đừng thả túi nilon“. Ảnh: LĐO
Nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, nhiều địa phương đã treo bảng, biển với nội dung “Thả cá, đừng thả túi nilon“. Ảnh: LĐO

Năm nay, các bạn trẻ hoạt động tự nguyện bảo vệ môi trường, đã in nhiều tấm pano vẽ hình ảnh và ghi nội dung “Ông Táo chỉ thích cá, không thích túi nilon”, rồi treo ở nhiều điểm thả cá để nhắc nhở người dân ý thức hơn về bảo vệ môi trường. Có những nhóm chủ động đem bao tải đến ở các điểm thả cá, thu gom túi nilon và rác để người thả cá hạn chế vứt rác xuống sông hồ.

Tuy nhiên, để thay đổi được nhận thức của con người không dễ. Xả rác đã trở thành thói quen của nhiều người, và họ chỉ nghĩ rằng "rác ra khỏi nhà mình" là được. Họ không nghĩ đến thảm họa của rác thải nhựa, của ô nhiễm môi trường, của bụi mịn mà họ đang phải trả giá hằng ngày, hằng giờ.

Tệ hại hơn, đó là nhiều người dọn ban thờ gia tiên, thu gom tro, chân nhang ra sông thả cùng cá. Cá thả cùng với tro thì chết ngắc ngứ. Phóng sinh mà thả cá ra ở vùng nước ô nhiễm để cá chết thì phóng để làm gì?

Nhiều người hóa vàng, cúng kiếng xong, thu gom tro và chân nhang ra sông hồ đổ cùng cá, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đây không phải là nghi lễ, tín ngưỡng truyền thống, mà là sự mê muội, là mê tín, là hành vi hủy hoại môi trường.

Thả cá chép để cầu mong bình an, may mắn? Nhưng may mắn và bình an sao được khi con người sống trong một môi trường bị ô nhiễm, sử dụng một nguồn nước đầy chất độc hại, thở bầu không khí không trong lành.

Cúng ông Công, ông Táo là mỹ tục, nhưng ngày càng biến tướng nên trở thành hủ tục. Nhiều người mua sắm đủ loại lễ, vàng mã không còn đơn giản mũ, hia, tiền vàng mà nhà lầu, xe hơi... để mặc cả với thánh thần, để dâng sớ cầu tiền tài, danh vọng, thăng quan tiến chức.

Ở thời đại mà người ta hô hào 4.0 nhưng còn tin vào những điều mê tín thì tiến bộ sao được?

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Ước hẹn 10 ngày

Phạm Gia Hiền |

Từ ngày mai, Tết coi như đã bắt đầu, người Việt Nam bắt đầu tính ngày bằng lịch âm, hăm ba, hăm tư, hăm lăm tháng Chạp… Và chắc chắn trong mỗi người chúng ta, đều âm thầm mong đợi một điều kỳ diệu, một chiến dịch ngăn bệnh hiệu quả như năm 2020, để còn ăn Tết.

Trước mỗi mùa xuân

Yên Mã Sơn |

Tháng ngày như thoi đưa, mình đi đi về về mà không hay những bức tường rêu trong con hẻm đã khoác áo mới, sơn lại tinh tươm. Có nghĩa là, mọi thứ đều bắt đầu được làm mới để xác lập các thời khắc minh niên. Nếu để ý lắm, sẽ nhận ra làn khói bếp của nhà mệ Trọng nằm sát ngôi chợ xép. Trong làn khói này cố mang theo mùi bánh tét để tỏa ra khắp xóm, báo hiệu cái không khí rộn ràng của những ngày giáp tết.

Cảnh giác nạn giả danh phóng viên trấn lột dịp Tết

Lê Thanh Phong |

Lợi dụng dịp Tết, nhiều người giả danh phóng viên tìm đến các cơ quan, doanh nghiệp để vòi tiền, thậm chí là tống tiền. Nếu gặp trường hợp này, cứ mạnh dạn gọi công an dẫn về đồn, đó là cách tốt nhất để trị nạn này.

Giải pháp đưa Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung

Minh Phương |

Những ngày đầu năm 2021, cán bộ, Nhân dân tỉnh Quảng Trị nhận được tin vui khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc của Thường trực Chính phủ có sự tham gia của lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã thống nhất bổ sung quy hoạch giai đoạn 1 (1.500 MW) dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng vào Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011 - 2020, có xét tới năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh) để hỗ trợ tỉnh sớm khởi công vào năm 2023, đưa vào vận hành giai đoạn 2026 - 2027, tạo điều kiện cho tỉnh sớm có dự án động lực, góp phần xây dựng Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của khu vực miền Trung. Các giai đoạn sau của Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng (tổng công suất 3.000MW) được xem xét tổng thể trong Đề án Quy hoạch điện VIII.