Cảnh giác nạn giả danh phóng viên trấn lột dịp Tết

Lê Thanh Phong |

Lợi dụng dịp Tết, nhiều người giả danh phóng viên tìm đến các cơ quan, doanh nghiệp để vòi tiền, thậm chí là tống tiền. Nếu gặp trường hợp này, cứ mạnh dạn gọi công an dẫn về đồn, đó là cách tốt nhất để trị nạn này.

Ngày 25.1, lực lượng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi bắt quả tang 3 người gồm: Hà Thị Mỹ Dung (41 tuổi) và Võ Thị Thùy Duyên (39 tuổi) đang nhận phong bì 10 triệu đồng của một công ty bất động sản tại TP. Quảng Ngãi. Đi cùng 2 đối tượng này còn có Võ Văn Diện (49 tuổi).

Hà Thị Mỹ Dung và Võ Văn Diện sử dụng 2 giấy "chứng nhận phóng viên" (cùng số 977, do Tạp chí M cấp cùng ngày 1.1.2021, giá trị thẻ đến ngày 31.12.202
Đối tượng Bùi Văn Nam bị Công an Ninh Bình bắt vì giả danh nhà báo cưỡng đoạt 200 triệu đồng. Ảnh: NT
Đối tượng Bùi Văn Nam bị Công an Ninh Bình bắt vì giả danh nhà báo cưỡng đoạt 200 triệu đồng. Ảnh: NT

Các đối tượng trên sử dụng giấy chứng nhận phóng viên không có giá trị để đi xin tiền doanh nghiệp, hay nói đúng hơn là một cách tống tiền. Bởi vì theo chủ doanh nghiệp, trước đó, nhóm này từng xin tiền đổ xăng, uống cà phê... Vậy thì không tống tiền, trấn lột doanh nghiệp thì là gì?

Hành vi vi phạm của những người này quá rõ, cơ quan công an sẽ điều tra, xử lý. Từ vụ này, có hai việc cần bàn cho rõ.

Đó là tại sao lãnh đạo Tạp chí M lại cấp một loại giấy chứng nhận phóng viên không đúng quy định? Cấp giấy chứng nhận như vậy là "nối giáo cho giặc", là đưa "vũ khí" cho những kẻ gian đi trấn lột.

Cần có quy định nếu lãnh đạo cơ quan báo chí cấp giấy không đúng quy định, tạo điều kiện cho kẻ gian đi trấn lột cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thì lãnh đạo cơ quan báo chí đó sẽ bị kỷ luật. Đây là cách để quản lý các cơ quan báo chí, hạn chế tối đa tệ nạn giả danh phóng viên nhũng nhiễu cộng đồng xã hội hiện nay.

Việc thứ hai, các cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp không nên tiếp xúc và chấp nhận bất cứ yêu cầu nào của các loại phóng viên "dỏm" này. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ cấp duy nhất một loại thẻ nhà báo, công khai mẫu thẻ trên các kênh thông tin, cần nhận biết để so sánh với các loại thẻ giả, giấy chứng nhận không đúng quy định.

Nếu có các trường hợp tự xưng phóng viên đến trấn lột, đề nghị cứ gọi cho công an như doanh nghiệp bất động sản tại Quảng Ngãi đã làm.

Đừng bao giờ sợ kẻ xấu và nương tay với chúng. Nếu cứ chấp nhận đưa tiền thì bọn chúng sẽ lấn tới, phá hoại xã hội và làm ảnh hưởng đến người làm báo chân chính.

TAGS

Bắt đối tượng giả danh Thượng úy quân đội để lừa đảo

PV |

Ngày 23/1, Công an huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn) đã bắt giữ một nam thanh niên có hành vi giả danh sĩ quan quân đội để lừa đảo.

Điều tra một phụ nữ lừa đảo hàng chục tỉ đồng

Q.H |

Ngày 6/1/2021, theo thông tin từ Công an tỉnh, lực lượng chức năng đang điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Lê Thị Kim Hoàn (31 tuổi), quê ở tỉnh Tây Ninh, trú tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Bước đầu, Hoàn thừa nhận đã giả danh một số người để thực hiện trót lọt nhiều vụ lừa đảo, trong đó có chiếm đoạt 3,8 tỉ đồng của một nạn nhân ở Quảng Trị.

Thủ đoạn lừa chuyển tiền, đánh cắp tài khoản ngân hàng dịp cận Tết

Lê Phương |

Thời điểm cận Tết khi nhu cầu giao dịch, thanh toán tăng cao đột biến cũng là lúc mà các hoạt động gian lận, lừa đảo tài chính diễn ra phức tạp với các thủ đoạn ngày một tinh vi.

Bắt giữ đối tượng giả danh phóng viên và đại biểu Quốc hội để lừa đảo

Tổng hợp |

Đối tượng Trần Phước An giải danh phóng viên để xin hỗ trợ chỗ ở, đồng thời xưng là đại biểu Quốc hội để lừa 16 triệu đồng của chủ khách sạn.