Không nên dung túng khi trẻ phạm sai lầm

Hoài Nam |

Cho rằng con mình đang còn nhỏ, chưa nhận thức thấu đáo, nhiều phụ huynh ra sức bao che khi con phạm sai lầm. Câu cửa miệng “trẻ con thì biết gì” của các bậc cha mẹ như ngầm thừa nhận việc làm của con mình là đúng, về lâu dài sẽ dẫn đến lỗi sai không ngừng lặp lại và ngày càng nghiêm trọng hơn. Tư tưởng bao che, đổ lỗi cho tuổi tác này không giúp ích trong việc giáo dục, hình thành tính cách tốt ở trẻ.

Đã từng nhiều lần tham dự các phiên tòa xét xử trẻ vị thành niên, tôi chứng kiến nhiều phụ huynh khi được mời lên trình bày trước tòa đều mở đầu bằng câu: Con (cháu) tôi ở nhà rất ngoan. Cách đây không lâu, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa xét xử về tội tàng trữ ma túy mà bị cáo còn đang ở tuổi vị thành niên. Cũng giống như nhiều phiên tòa khác, người nhà bị cáo khi được hỏi đều khẳng định con mình hiền, ngoan, không hề nghiện ma túy.

Nên dạy trẻ từ nhỏ bằng những điều nhỏ nhặt, đơn giản nhất -Ảnh: H.N
Nên dạy trẻ từ nhỏ bằng những điều nhỏ nhặt, đơn giản nhất -Ảnh: H.N

Việc tàng trữ trái phép chất ma túy là do bạn bè xúi giục và bản thân cháu không ý thức được việc làm của mình là vi phạm pháp luật. Trò chuyện bên lề phiên tòa, bao lời hay ý đẹp đều được gia đình đưa ra để bao biện cho việc làm sai trái của con. Trong khi đó, theo lời khai của bị cáo thì người này đã nghiện ma túy từ lâu và đó chính là nguồn cơn dẫn đến hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy để rồi phải chịu bản án nghiêm minh của pháp luật.

Câu chuyện pháp đình nói trên có thể được bắt nguồn từ nhiều câu chuyện nhỏ trong cách giáo dục, quản lý con cái của các bậc phụ huynh. Cách đây không lâu, khi năm học chưa kết thúc, lớp con gái tôi học đã xảy ra câu chuyện khiến nhiều phụ huynh quan tâm. Đó là trong lớp có một bé trai thường xuyên đánh bạn và lấy đồ dùng học tập của bạn mang về nhà. Có phụ huynh chậc lưỡi cho qua nhưng có người tìm đến mẹ của em này để nhờ nhắc nhở con mình không nên có những hành động đó đối với bạn.

Điều bất ngờ là phụ huynh của bé trai đó trả lời rằng: Thằng bé mới chỉ học lớp 1, chuyện chọc ghẹo, trêu đùa bạn là chuyện bình thường. Còn việc lấy đồ dùng học tập thì sau đó phụ huynh đã mang trả nên không thể bắt lỗi được. Có trường hợp phụ huynh dẫn theo con mình (bị bé trai này đánh) đến “làm chứng” thì người mẹ ra sức mớm cho con rằng: có phải bạn trêu con trước không? Hay vì bạn đánh nên con đánh lại đúng không? Chính vì cách xử lý như vậy mà hành vi trêu đùa quá mức, thậm chí đánh bạn cứ mãi diễn ra đối với học sinh này, gây bức xúc đối với không ít phụ huynh.

Mới đây, mạng xã hội lan truyền video clip về một đứa trẻ đùa nghịch, ném đá vào xe người đi đường. Khi bị phản ánh, người thân ra sức bênh vực thay vì quở trách trẻ, thể hiện qua những câu nói như “Trẻ con nó biết gì đâu”, “Các cháu chơi ở đây, người đi qua phải để ý”. Sự việc khiến dư luận có nhiều ý kiến, trong đó đa số không đồng tình với việc bênh vực của gia đình đứa trẻ nọ. Đây không phải lần đầu tiên câu nói “Trẻ con mà, biết gì đâu” làm dấy lên cuộc bàn luận trên mạng xã hội. Mỗi khi trẻ em làm gì sai, nhiều bậc phụ huynh lại lấy câu này ra chống chế, phủi bỏ trách nhiệm. Sự đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm của người lớn mỗi khi trẻ em mắc sai lầm dẫn đến hệ lụy không nhỏ.

Chị Trần Thị Liễu ở TP. Đông Hà chia sẻ: Mình từng chứng kiến hình ảnh trẻ em chạy nhảy lộn xộn, làm vỡ đồ của quán ăn nhưng khi nhân viên ra nhắc nhở thì phụ huynh không đồng ý, cho rằng lỗi do nhà hàng sắp đặt các vật dụng không hợp lý. Là mẹ của ba cháu nhỏ, mình biết tình yêu thương mà phụ huynh dành cho con cái vô bờ bến. Tuy nhiên, muốn con nên người thì phải răn dạy từ nhỏ, đặc biệt là không nên bao che mỗi khi con có lỗi. Trẻ còn nhỏ, chưa nhận thức được hết mọi thứ xung quanh thì ba mẹ nên dạy những nhiều nhỏ nhặt, đơn giản nhất. Những điều đó sẽ được trẻ ghi nhớ và tích lũy dần để hình thành thói quen, tính cách sau này.

Mỗi đứa trẻ đều dùng cái tâm hiếu kỳ của mình để nhận biết thế giới, kể cả việc thông qua phạm sai lầm. Nhưng cũng trong quá trình này sẽ giúp trẻ hình thành tính kỷ luật của bản thân. Nếu phương pháp giáo dục quá hà khắc, một khi trẻ mắc lỗi sẽ bị roi vọt và lăng mạ, thì trẻ lớn lên trẻ sẽ ít hành động hơn vì “làm ít thì lỗi ít”, việc gì cũng không dám thử, thậm chí còn nói dối để che đậy lỗi lầm của chính mình. Nhưng nếu bao che cho lỗi của con thì lâu dần, thói xấu sẽ được tích tụ lại, từ lỗi nhỏ rất dễ phát triển thành lỗi lớn, thậm chí nghiêm trọng dẫn đến phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Vậy nên, qua những điều trên, các bậc phụ huynh hãy lựa chọn cách dạy trẻ phù hợp, hãy làm những bậc phụ huynh thông thái để con trẻ được phát triển một cách tốt nhất.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Nguyên nhân gây viêm gan bí ẩn ở trẻ em là do Covid-19?

Hà My |

Theo tạp chí Journal of Pediatric Gastroenterology and Nutrition, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Trẻ em Schneider, Trung tâm Y tế Rabin - Bệnh viện Beilinson, Trung tâm Y tế Rambam và Đại học Tel Aviv, Israel phát hiện nguyên nhân gây viêm gan bí ẩn ở trẻ em trong nhiều tháng nay là hậu quả của hậu COVID-19.

Nhan sắc trong trẻo của "nàng thơ" Dao Ánh ngoài đời

Thanh Mai |

Hoàng Hà đã phải vượt qua 5 vòng tuyển chọn mới được giao vai Dao Ánh, người tình đẹp nhất của Trịnh Công Sơn. 

Nông dân trẻ sáng tạo trong sản xuất

Nguyễn Trang |

Quyết định trở về quê lập nghiệp sau hơn 10 năm theo học và làm việc chuyên ngành kế toán tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, anh Nguyễn Chí Trung (sinh năm 1984, ở khu phố 9, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) dần tìm thấy niềm vui, hăng say lao động khi gắn bó với đồng ruộng, trang trại.

Cựu thanh niên xung phong “trẻ xông pha, già mẫu mực”

Trúc Phương |

Từng tham gia thanh niên xung phong (TNXP) xây dựng công trình Đại thủy nông Nam Thạch Hãn và cũng là cựu chiến binh (CCB) từng tham gia làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, khi trở về cuộc sống đời thường, ông Nguyễn Văn Hóa (sinh năm 1961), hiện đang sống tại thôn Đơn Duệ, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vẫn tiếp tục cống hiến, không chỉ tham gia phát triển kinh tế mà còn thường xuyên giúp đỡ mọi người, trở thành tấm gương sáng trong các phong trào thi đua ở địa phương.