Lắng nghe trẻ em nói

Trần Cát Linh |

Diễn đàn đối thoại với Hội đồng trẻ em là nơi để trẻ em mạnh dạn nói lên tiếng nói về tâm tư, nguyện vọng của mình và được các cấp, các ngành lắng nghe, ghi nhận và làm cơ sở để giải quyết các vấn đề cho trẻ em.

Đây là hoạt động quan trọng được HĐND các cấp quan tâm tổ chức những năm gần đây để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của trẻ em, từ đó có các chính sách đúng đắn phát triển KT-XH, trong đó có những chính sách đáp ứng kịp thời nhu cầu của trẻ em.

Với địa bàn của huyện nghèo miền núi, trẻ em ở huyện Đakrông (Quảng Trị) chịu nhiều thiệt thòi và thiếu thốn hơn so với trẻ em vùng đồng bằng. Để thấu hiểu những mong muốn của trẻ em trên địa bàn, Thường trực HĐND huyện Đakrông vừa tổ chức Diễn đàn đối thoại giữa Thường trực HĐND huyện với đại biểu trẻ em năm 2023. Hơn 100 đại biểu trẻ em đến từ nhiều trường học đại diện cho tiếng nói của trẻ em các địa phương tham dự diễn đàn.

Lãnh đạo HĐND huyện Đakrông tặng quà cho đại diện Hội đồng trẻ em huyện tham dự diễn đàn - Ảnh: T.C.L
Lãnh đạo HĐND huyện Đakrông tặng quà cho đại diện Hội đồng trẻ em huyện tham dự diễn đàn - Ảnh: T.C.L

Tại diễn đàn, đã có 10 đại biểu trẻ em nói lên tiếng nói của mình về những vấn đề quan tâm, vấn đề bức xúc đang tồn tại hiện nay đối với trẻ em ở nhiều lứa tuổi. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, em Hồ Lê Bảo Hân, lớp 5D, Trường Tiểu học thị trấn Krông Klang quan tâm nhiều đến việc vui chơi bổ ích trong thời gian nghỉ hè nên ước mong của em là có những khu vui chơi thú vị ngay tại thị trấn em đang sinh sống.

Vì thế em đem nguyện vọng của mình trình bày tại diễn đàn: “Thật sự khi về hè chúng cháu rất khó khăn trong việc tìm kiếm các địa điểm học tập, vui chơi giải trí kể cả khu vực thị trấn cháu đang ở để có những hoạt động trải nghiệm bổ ích trong thời gian này. Vậy, trong thời gian tới các bác lãnh đạo huyện có những chính sách, chương trình nào để hỗ trợ xây dựng các sân chơi ngay tại thôn, bản, khóm nơi chúng cháu sinh sống?”.

Còn đối với em Hồ Thị Dết, học sinh lớp 8A, Trường PTDBT TH&THCS A Vao quan tâm nhiều đến điều kiện học tập khó khăn thiếu thốn, nhất là môn Tin học. Em đến diễn đàn để nói lên tiếng nói của không chỉ riêng em mà còn là những trăn trở của nhiều bạn gửi đến hòm thư “Điều em muốn nói” của Liên đội Trường PTDBT TH&THCS A Vao: “Có rất nhiều ý kiến về việc học của chúng cháu, nhưng nhiều nhất vẫn là mong muốn được học và thực hành máy tính. Cháu thấy “Chuyển đổi số”, “cách mạng 4.0” là những cụm từ thường được nhắc đến trong những năm gần đây và là xu hướng tất yếu của thời đại.

Chúng cháu rất mong muốn được tiếp cận và tìm hiểu máy tính hay những thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, không phải trường học nào cũng có phòng máy tính và đảm bảo đủ số lượng máy tính đạt yêu cầu để chúng cháu có thể học môn Tin học. Chúng cháu mong muốn được hỗ trợ phòng máy tính cho các trường học để chúng cháu có thể tiếp cận với môn Tin học được dễ dàng hơn”.

Những vấn đề mà trẻ em quan tâm muốn đề đạt tới các cấp lãnh đạo được các em nói lên tại diễn đàn mà Thường trực HĐND huyện Đakrông tổ chức vừa qua là: xây dựng cơ sở vật chất phục vụ vui chơi, giải trí cho trẻ em, bể bơi đạt chuẩn, đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, đầu tư cơ sở hạ tầng như; công viên, bể bơi, thiết chế văn hoá và các điều kiện trang thiết bị để phục vụ cho việc học môn Tin học, môn Tiếng Anh, các môn năng khiếu, hỗ trợ góc học tập; ngăn chặn, xoá bỏ vấn đề bạo lực học đường, xây dựng trường học không có ma tuý, thuốc lá điện tử; cách bảo vệ mình trước mặt trái của mạng xã hội; xây dựng môi trường học đường văn hoá, chuẩn mực...

Diễn đàn đối thoại giữa Thường trực HĐND huyện Đakrông với đại biểu trẻ em năm 2023 diễn ra với tinh thần vui tươi, phấn khởi, chia sẻ và trách nhiệm. Lãnh đạo các phòng, ban, ngành của huyện đã thấu hiểu và đồng tình cao với những đề nghị, mong muốn của các em và hứa tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ em vùng khó được học tập, vui chơi và rèn luyện.

Phó Chủ tịch HĐND huyện Đakrông Trần Văn Chạy cho biết, Thường trực HĐND huyện tiếp thu ý kiến của các em, đồng thời đề nghị UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban, ngành cấp huyện tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, phát huy vai trò trách nhiệm và sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác thiếu nhi của huyện.

Huyện sẽ tiếp tục nghiên cứu giải quyết những vướng mắc, khó khăn mà các thành viên Hội đồng trẻ em đã đề đạt tại diễn đàn để tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như môi trường cho thiếu nhi được học tập, vui chơi, giải trí lành mạnh, an toàn, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ em.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Khởi động Dự án phòng, chống đuối nước trẻ em tại Quảng Trị

Anh Vũ |

Ngày 13/6, tại trường THCS Thanh An, huyện Cam Lộ, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị phối hợp Dự án Bơi an toàn Swim For Life thuộc Tổ chức nhân đạo Golden West và Tổ chức Chiến dịch vì trẻ em không thuốc lá Hoa Kỳ tổ chức khởi động Dự án phòng, chống đuối nước trẻ em tại tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2023-2024.

Tặng máy tính và hỗ trợ trẻ em vùng khó tiếp cận tin học

Tây Long |

Thông tin từ Tỉnh đoàn Quảng Trị cho biết, hưởng ứng mô hình “Trang bị kiến thức tin học cho trẻ em miền núi và các xã bãi ngang ven biển” do Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức, thời gian qua, nhiều đội hình thanh niên tình nguyện hỗ trợ, hướng dẫn trẻ em vùng khó tiếp cận tin học đã được thành lập.

Cẩn thận viêm tai giữa khi trẻ em đi bơi vào mùa hè

Thanh Trúc |

Nhiều trẻ thích đi bơi vào mùa hè nhưng nếu nguồn nước hồ bơi ô nhiễm hay vệ sinh không đúng cách có thể khiến viêm tai giữa gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Giải pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số ở Hướng Hóa

Xuân Vinh |

Bám sát Công văn số 2534 ngày 28/11/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị về “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số (DTTS) dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non; Kế hoạch số 504 ngày 6/10/2022 của UBND huyện Hướng Hóa về kế hoạch giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ trên địa bàn huyện Hướng Hóa, Phòng GD&ĐT Hướng Hóa triển khai nhiều giải pháp thực hiện.