Sử dụng điện thoại trong lớp: Coi chừng học ít chơi nhiều

Lê Thanh Phong |

Người lớn ngồi trong phòng họp còn nghịch điện thoại, rất mất tập trung, huống chi các em học sinh. Cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp là việc cần cân nhắc.

Thông tư 32 của Bộ GD & ĐT quy định học sinh có thể sử dụng điện thoại di động vì mục đích học tập. Theo quan điểm của Bộ GDĐT, đây là cách ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

Rất đồng ý. Khai thác các công cụ như iPhone, iPad, máy tính xách tay, máy tính bàn để học, tra cứu, tiếp cận với thông tin, tri thức là cần thiết. Nhưng không gian sử dụng lại là chuyện khác.

Từ ngày 1.11.2020, Bộ GDĐT cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp. Ảnh: M.H
Từ ngày 1.11.2020, Bộ GDĐT cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp. Ảnh: M.H

Thử hình dung, trong một lớp học có khoảng 40 - 50 học sinh, chỉ một thầy hoặc cô giáo, liệu có thể kiểm soát được tất cả học trò của mình đang làm gì trên chiếc điện thoại hay không?

Chắc chắn là không. Khi thầy giáo cho phép các em sử dụng điện thoại để tra cứu một thông tin, thì không ai chắc những chiếc máy điện thoại đó đều được sử dụng đúng mục đích. Biết đâu có nhiều em gửi tin nhắn, gửi hình ảnh trong lớp, trêu chọc nhau, đó là điều khó tránh khỏi.

Internet có quá nhiều cái để học, nhưng cũng có quá nhiều thứ xấu xa. Nếu cho phép sử dụng điện thoại trong lớp, các em có thể tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc học, nhưng cũng có thể chơi Facebook, “chat chít” rất mất thì giờ, mất tập trung. Giữa hai điều tốt xấu này, ai dám đảm bảo cái tốt nhiều hơn. Và ngay cả có một phần xấu khi sử dụng điện thoại trong lớp, thì cũng nên xem lại quy định này.

Có một thực tế mà thầy cô giáo và phụ huynh đều thấy rõ, đó là thế hệ trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực từ chiếc điện thoại di động. Có nhiều em suốt ngày cắm mặt vào điện thoại, về nhà cũng không nói chuyện với ba mẹ, mất nhiều thì giờ cho thế giới ảo.

Chính vì lẽ đó, hãy tạo cơ hội cho các em thoát ra khỏi chiếc máy điện thoại di động, đừng cột thêm vào nữa.

Một vấn đề khác cần lưu tâm, đó là không nên để cho học sinh quá lạm dụng Internet. Cái gì cũng dựa vào các công cụ thông minh hỗ trợ, dần dần sẽ hình thành thói quen bị động, lười suy nghĩ, “độc lập suy nghĩ” là điều mà lứa tuổi của các em rất cần rèn luyện.

Cả ngày ôm điện thoại, vào lớp cũng ôm điện thoại nữa thì các em sẽ là những con robot, thân xác ở trên mặt đất nhưng não thì treo trên không gian ảo.

Tạo điều kiện cho học sinh khai thác các công cụ công nghệ để học tập là điều nên làm, nhưng làm như thế nào, có cách gì để kiểm soát được chất lượng của việc sử dụng điện thoại trong học tập hay không?

Nếu nhà trường, thầy cô không có khả năng kiểm soát được việc sử dụng điện thoại trong lớp của học sinh thì không nên áp dụng. Coi chừng học ít chơi nhiều.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Có gì trong những chiếc bánh trung thu đắt đỏ nhất thế giới?

My My |

Bánh trung thu nhân bào ngư hay nhân nấm truffle, đang có giá hơn 1 triệu/cái.

Hũ tro bị lẫn

Phạm Gia Hiền |

Các thầy ở chùa Kỳ Quang 2 lưu tro cốt, nhận thù lao để cúng bái thường hằng thì có thể xem là một biểu hiện của giao thoa văn hóa thôi. Ở đây là đạo thờ cúng tổ tiên của người Việt, cộng hưởng vào sự che chở an ủi của Phật giáo. 

Lương giáo viên đủ sống thì đổi mới giáo dục mới thành công

Phạm Quang Huân - VIỆN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM |

Muốn "nâng tầm" giá trị và năng lực để đóng góp vào sự phát triển giáo dục, thực hành đổi mới dục thành công thì trước hết cần nâng cao mức sống để giáo viên có đủ sức lực, năng lượng cống hiến. Nói cách khác, lương giáo viên đủ sống thì đổi mới giáo dục mới thành công.

Đừng nhân danh du lịch mà làm lệch lạc văn hóa, lịch sử Việt

Thanh Hải |

Hàng trăm tượng giống "đội quân đất nung" của Tần Thủy Hoàng (Trung Quốc) đã không có cơ hội đặt tại Đà Lạt vì bị dư luận phát hiện, phản ứng, bị ngành Văn hóa du lịch Lâm Đồng xử lý. Vụ việc cũng thêm một hồi chuông cảnh báo các nhà đầu tư phải cẩn trọng đối với các dự án du lịch, văn hóa, lịch sử, tâm linh...