Lương giáo viên đủ sống thì đổi mới giáo dục mới thành công

Phạm Quang Huân - VIỆN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM |

Muốn "nâng tầm" giá trị và năng lực để đóng góp vào sự phát triển giáo dục, thực hành đổi mới dục thành công thì trước hết cần nâng cao mức sống để giáo viên có đủ sức lực, năng lượng cống hiến. Nói cách khác, lương giáo viên đủ sống thì đổi mới giáo dục mới thành công.

 Rayja Royshing - chuyên gia giáo dục của Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) từng nói từ 25 năm nay: "Một nền giáo dục không thể vươn cao quá tầm đội ngũ giáo viên đang làm việc cho nó".

Nhiều ý kiến cho rằng lương giáo viên còn quá thấp, chưa tương xứng với công việc. Ảnh: Hải Nguyễn
Nhiều ý kiến cho rằng lương giáo viên còn quá thấp, chưa tương xứng với công việc. Ảnh: Hải Nguyễn

Câu này hiểu theo nghĩa: Một nền giáo dục muốn phát triển bứt phá vươn lên theo một đường lối đúng đắn nhưng không thể thành công nếu đội ngũ giáo viên (của nền giáo dục ấy) không tương xứng và bất cập cả về về trình độ và về mức sống.

Từ quan điểm ấy, ông nhấn mạnh: "Tất cả các cuộc cải cách giáo dục đều thất bại nếu không bắt đầu từ đội ngũ giáo viên". Có nghĩa, vai trò của đội ngũ giáo viên luôn luôn ở hàng đầu sự quan tâm của cả hệ thống mới có thể đảm bảo thành công cho mọi ý đồ cải cách/đổi mới giáo dục.

Trong khi đó, ở nước Việt Nam ta, cải cách/đổi mới giáo dục (cả hay và có cả nhiều cái dở)... cứ liên tục, xoành xoạch, xoay đội ngũ nhà giáo như chong chóng, vắt giáo viên như vắt tóp chanh. Nhưng cái nguồn sống của người ta thì chẳng được chú ý cho xứng tầm. Lần đề xuất nâng lương nào khi đưa ra Quốc hội cũng bị chặn lại, dừng lại đó với lý do: lương nhà giáo so với trước là cao nhất trong bảng lương khối hành chính sự nghiệp rồi!

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (1996) của Đảng đã khẳng định tầm nhìn chiến lược "Cùng với khoa học - công nghệ, giáo dục-đào tạo phải là quốc sách hàng đầu, là nguồn động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội". Như vậy, Giáo dục- Đào tạo là lực lượng thúc đẩy sản xuất, là tái đầu tư sức lao động quốc gia chứ đâu còn là "dịch vụ xã hội" như quan niệm của thời thập kỷ 60, 70, 80 của thế kỷ trước nữa!

Hiện nay, theo chính sách lương của Nhà nước đối với giáo viên: tính thu nhập quy ra tiền lương giáo viên mầm non và tiểu học chỉ khoảng 2,5 triệu đồng/tháng; giáo viên bậc trung học cơ sở có mức lương khoảng 2,9 triệu đồng/tháng; bậc trung học phổ thông là 3,2 triệu đồng/tháng. Cộng với phụ cấp, thu nhập của giáo viên chưa được 5 triệu đồng/tháng".

Vì vậy mà, thời gian gần đây, đã có nhiều giáo viên nộp đơn xin ra khỏi ngành với lý do rất dễ hiểu “lương không đủ sống”.

Đổi mới giáo dục đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ đối với giáo viên ngày càng cao, sức ép đối với lao động nhà giáo ngày càng lớn, để đáp ứng, đội ngũ Nhà giáo phải nâng "tầm" của mình.

Nhưng muốn "nâng tầm" giá trị và năng lực để đóng góp vào sự phát triển giáo dục, thực hành đổi mới dục thành công thì trước hết cần nâng cao mức sống để họ có đủ sức lực, năng lượng cống hiến theo tiếng gọi của chữ TÂM của nghề ươm trồng mầm non và chuẩn bị cho sức lao động của đất nước!

Trở lại cách đây 5, 6 năm, khi đến thăm một doanh nghiệp, biết công nhân lương chỉ 7 - 8 triệu đồng/tháng, Thủ tướng lúc ấy nói với giới chủ doanh nghiệp đại ý rằng: cần phải nâng cao lương cho công nhân chứ họ có sống bằng không khí được đâu!

Mong, rất mong Nhà nước quan tâm thích đáng tới đời sống giáo viên, sớm có những quyết sách tích cực nhất để nâng lương cho đội ngũ nhà giáo để đảm bảo thành công của các chiến lược đổi mới giáo dục theo các Nghị quyết của Đảng!

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Áo dài Việt, từ triết lý đến nhân sinh

Thụy Bất Nhi |

Đang có những trái chiều về chủ trương vận động đội ngũ công chức thí điểm mặc áo dài truyền thống đi làm đầu tháng của Sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên-Huế. Nhiều ý kiến cho rằng mặc mẫu áo dài tên gọi áo ngũ thân là vướng víu bất tiện. Theo Giám đốc sở Phan Thanh Hải, dường như những người lên tiếng thực tế lại chưa hề mặc áo ngũ thân nên mới suy nghĩ như vậy.

Ngày mai có gió của ngày mai thổi

Hoàng Anh Tú |

 Dành tặng riêng những cậu bé, cô bé năm nay trượt Đại học

Vụ ngộ độc pate Minh Chay: trách nhiệm thuộc về ai?

Thanh Mai |

Theo Bộ NN&PTNN, khi xảy ra ngộ độc thì Cục An toàn thực phẩm sẽ phối hợp với các ngành liên quan để xử lý.

Đừng nhân danh du lịch mà làm lệch lạc văn hóa, lịch sử Việt

Thanh Hải |

Hàng trăm tượng giống "đội quân đất nung" của Tần Thủy Hoàng (Trung Quốc) đã không có cơ hội đặt tại Đà Lạt vì bị dư luận phát hiện, phản ứng, bị ngành Văn hóa du lịch Lâm Đồng xử lý. Vụ việc cũng thêm một hồi chuông cảnh báo các nhà đầu tư phải cẩn trọng đối với các dự án du lịch, văn hóa, lịch sử, tâm linh...