Thế hệ tỉ phú công nghệ mới tại Việt Nam: Bao giờ?

Thế Lâm |

Việc Forbes mới đây công bố Việt Nam có 6 tỉ phú đôla đã đánh một dấu mốc mới về số lượng. Tuy nhiên có một thực tế, cho tới thời điểm này, dù tại Việt Nam đã xuất hiện “kì lân công nghệ” nhưng lại chưa có tỉ phú công nghệ.

Điều kiện cần: Thêm những “kì lân công nghệ”

2 doanh nghiệp được gọi là “kì lân công nghệ” tại Việt Nam hiện nay là công ty VNG và VNPay – là các doanh nghiệp có giá trị từ 1 tỉ USD trở lên và hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, hoặc sản phẩm và dich vụ họ cung cấp thuộc lĩnh vực công nghệ.

là một doanh nghiệp tư nhân chuyên phát triển các dịch vụ trên nền Internet, được thành lập từ năm 2004. Đến năm 2014, đúng 10 năm thành lập, VNG đạt giá trị 1 tỉ USD theo World Startup Report.

VNG - kì lân công nghệ đầu tiên tại Việt Nam, nhưng tới thời điểm này chưa sản sinh ra tỉ phú công nghệ. Ảnh: TL.
VNG - kì lân công nghệ đầu tiên tại Việt Nam, nhưng tới thời điểm này chưa sản sinh ra tỉ phú công nghệ. Ảnh: TL.

VNPay là doanh nghiệp chuyên về thanh toán điện tử, được thành lập năm 2007. Đến tháng 11.2020, VNPay chính thức trở thành “kì lân công nghệ” thứ 2 của Việt Nam theo Báo cáo kinh tế số E-Conomy SEA năm 2020. Giá trị doanh nghiệp của VNPay vượt qua ngưỡng 1 tỉ USD sau thương vụ rót vốn mới từ các quĩ đầu tư nước ngoài.

Việt Nam cần thêm nhiều “kì lân công nghệ” mới ngoài 2 doanh nghiệp kể trên là VNG và VPPay, và đó cũng chính là điều kiện cần để Việt Nam có thêm những tỉ phú mới xuất thân từ lĩnh vực công nghệ.

Kì lân công nghệ cũng chỉ là điều kiện cần. Bởi vì, có kì lân công nghệ chưa chắc đã có các tỉ phú công nghệ.

Lí do thứ nhất, doanh nghiệp đạt giá trị tỉ đô song các cá nhân là thành viên sáng lập dù chiếm tỉ lệ cổ phần lớn từ 5% trở lên (gọi là cổ đông lớn) cũng chưa thể giúp họ đạt tới giá trị tài sản 1 tỉ USD. Thứ hai, 2 kì lân công nghệ tại Việt Nam hiện đều chưa chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán, chính vì thế chưa thể đo lường được giá trị vốn hóa trên sàn niêm yết một cách chính thức “nở” ra hơn so với giá trị doanh nghiệp là bao nhiêu.

Bao giờ xuất hiện những tỉ phú công nghệ mới?

Trong một status viết trên trang cá nhân gần đây, tiến sĩ Huỳnh Thế Du cho rằng “khả năng cao là trong vòng một thập niên tới sẽ xuất hiện các “kì lân” của Việt Nam và các tỉ phú của thế hệ tiếp theo sẽ là trong lĩnh vực công nghệ” khi ông đề cập tới làn sóng trở về Việt Nam của các tài năng và lao động có kĩ năng chất lượng cao người Việt.

Trong vòng 6 năm (2014-2020), Việt Nam có thêm một “kì lân công nghệ”. Vậy thì trong vòng một thập niên tới là 10 năm, cũng có thể xuất hiện thêm một số kì lân công nghệ nữa.

Tuy nhiên, một điều dễ thấy rằng, nếu các kì lân công nghệ Việt Nam với giá trị doanh nghiệp chỉ dao động từ 1-2 tỉ USD thì sẽ rất khó xuất hiện các tỉ phú công nghệ thế hệ mới tại Việt Nam. Bởi tỉ lệ cổ phiếu mà các cá nhân thành viên sáng lập nắm giữ thường không thể quá lớn – hơn 30%, chứ chưa nói là chiếm tới hơn 50%.

Có doanh nghiệp “kì lân công nghệ” rồi, nhưng cũng cần thêm yếu tố kích thích là lên sàn niêm yết chính thức, điều đó sẽ tạo thêm cơ hội cho giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp kì lân gia tăng giá mạnh trên thị trường.

Điều này có thể thấy rất rõ qua các kì lân công nghệ của Trung Quốc như Alibaba, Tencent…, các ông lớn công nghệ của Mỹ như Facebook, Amazon, Google…

Đơn cử Facebook, vào quí I/2016 giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán đạt khoảng 350 tỉ USD. Đến thời điểm ngày 10.4.2021, sau khoảng 5 năm, giá trị vốn hóa trên sàn chứng khoán của Facebook đạt xấp xỉ 890 tỉ USD.

Trong khi đó, VNG đạt ngưỡng trạng thái kì lân công nghệ năm 2014. Đến năm 2020, sau 6 năm, giá trị doanh nghiệp này được xác định từ 1,5-1,6 tỉ USD, độ nở khoảng 50% như vậy là khá khiêm tốn.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Cần khuyến khích đầu tư công nghệ lưu trữ điện mặt trời

T.H |

Hệ thống lưu trữ năng lượng cho phép sử dụng điện mặt trời chi phí thấp vào giờ trưa để sạc và phát vào giờ cao điểm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao. Hệ thống này sẽ khắc phục nhước điểm nguồn điện mặt trời như phát không liên tục, biến động thất thường, có thể gây ra những vấn đề về tần số, điện áp gây mất an toàn lưới điện.

Quan tâm thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Thanh Trúc |

Những năm gần đây, Quảng Trị đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao (CNC), nông nghiệp sạch tại địa phương và đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Với tiềm năng dồi dào, nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn đối với nhà đầu tư, năm 2021, tỉnh tiếp tục mời gọi các nhà doanh nghiệp tiếp tục đầu tư các dự án vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp CNC.

Khởi nghiệp với mô hình trồng rau công nghệ cao

Ngọc Trang |

Gia đình anh Lê Quang Duy - chị Đoàn Thị Mai ở thôn Quảng Điền, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) là một trong những hộ nông dân trẻ ở địa phương có tư duy đổi mới, năng động khởi nghiệp bằng mô hình trồng rau sạch trong nhà kín. Chỉ sau một thời gian ngắn, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế khả quan, tạo động lực để anh chị tiếp tục phát triển mô hình, góp phần giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng nguồn thực phẩm an toàn.

Nữ tiến sĩ ứng dụng công nghệ AI chẩn đoán ung thư da chính xác tới 92%

Minh Khang |

Ứng dụng thuật toán học sâu, TS Phạm Thị Thu Hiền và cộng sự đã phát triển phương pháp chẩn đoán và phân loại ung thư da, độ chính xác tới 92%.