Tờ lịch Tết gây xôn xao cộng đồng mạng vì nội dung phản cảm

Thanh Mai |

Nhiều người bày tỏ bất ngờ vì lần đầu được nghe câu tục ngữ phồn thực với nhiều từ ngữ nhạy cảm nhất là lại được in trên một tờ lịch Tết.

Những ngày vừa qua, mạng xã hội đang chia sẻ hình ảnh được cho là đăng trên một tờ lịch ngày 29 Tết. Điều gây chú ý là trong đó có câu được chú thích rõ ràng là tục ngữ in trang trọng bên dưới: "Giao thừa vợ nấu cháo lươn/ Chồng ăn chồng…, vợ trườn ra sân". 

Dù chưa thể xác minh liệu đây là hình ảnh có thật hay sản phẩm photoshop nhưng hiện đã trở thành chủ đề bàn luận rôm rả trên cac diễn đàn. Nhiều người bức xúc với nội dung thô tục như vậy được in vào tờ lịch cuối cùng trước khi Tết Nguyên đán Nhâm Dần đến. 

Hình ảnh tờ lịch Tết có câu nói gây tranh cãi. (Ảnh: Facebook).
Hình ảnh tờ lịch Tết có câu nói gây tranh cãi. (Ảnh: Facebook).

Hiện chưa thể tìm ra đơn vị in ấn, nhà xuất bản phụ trách. Chia sẻ với Pv Dân trí, Nhà nghiên cứu văn hóa TS Nguyễn Ánh Hồng cho biết các tờ lịch đưa những câu ca dao, tục ngữ là việc quen thuộc và rất có ý nghĩa nếu những câu này phù hợp với thuần phong mỹ tục và đảm bảo được các chức năng: giáo dục, đạo đức, nhận thức và định hướng xã hội. Với trường hợp trên, "khó có thể xác định được đây có phải tục ngữ, ca dao" hay không.

"Cho dù là nguyên gốc hay biến tướng thì những câu nói vô nghĩa, gây tranh cãi, tác động xấu với dư luận không nên đưa vào in trên lịch Tết. Tục ngữ, thành ngữ phải đảm bảo được các chức năng giáo dục và phù hợp với văn hóa đại chúng.

Câu nói được cho là ca dao, thành ngữ trên cũng giống như con hổ "biến tướng" ở khu du lịch Thanh Hóa gây xôn xao dư luận. Khi đã là biến tướng, không phù hợp với văn hóa đại chúng, không đáp ứng được các chức năng giáo dục, nhân văn thì nên loại bỏ, càng không nên lựa chọn in ấn vào lịch Tết", bà Hồng bình luận.

Trao đổi với Zing, PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, hai câu trên không phải tục nhữ. Về mặt hình thức, đây là câu ca dao. Tuy nhiên, ông Tình nghi ngờ tính chính danh của nó. Chưa thể khẳng định câu này là bịa đặt hay nhặt nhanh ở đâu nhưng khi trích dẫn, người trích phải biết xuất xứ, câu ca dao, tục ngữ được lấy từ nguồn, sách nào, ai sưu tầm mới khẳng định là ca dao chính danh dân gian truyền lại.

Ông nghi ngờ câu thơ được tự tạo chứ không phải của dân gian vì giọng điệu, hơn nữa, nội dung rất tục, bậy bạ, không mang giá trị của tư duy dân gian. Ông không cho rằng câu trên được sưu tầm, đưa vào sách. Nhưng nếu nó thực sự do nhà xuất bản đứng ra thu thập, ông vẫn không thể chấp nhận, đặc biệt khi đưa nó lên lịch.

“Có thể, người ta cũng tin những người làm lịch thường có kinh nghiệm, tri thức nhất định về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, không thể ngờ đến việc đưa vào một câu như vậy, làm giảm giá trị văn hóa. Có lẽ, chúng ta cũng cần nhắc nhở người làm lịch thận trọng khi đưa thông tin lên tờ lịch”, PGS.TS chia sẻ.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Xu hướng du lịch thế giới năm 2022: Đi nhiều, tiêu nhiều

Gia Hân |

Nếu năm 2021 là về du lịch trong nước, thì năm 2022 có thể là năm của các chuyến đi “danh sách hàng đầu”.

Quảng Trị liên kết, hợp tác phát triển du lịch với 4 tỉnh, thành phố lân cận

Mai Lâm |

Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, năm 2022 là năm đầu tiên tỉnh Quảng Trị tham gia liên kết, hợp tác phát triển du lịch với 4 tỉnh, thành phố, gồm: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.

Gio Linh tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Hoài Nhung |

Huyện Gio Linh (Quảng Trị) có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các hoạt động du lịch như du lịch biển, du lịch cộng đồng, du lịch hoài niệm chiến trường xưa… Phát huy lợi thế đó, những năm qua, địa phương đã có nhiều cách làm hay để thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng; nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Nhân lên tình yêu thương từ “du lịch thiện nguyện”

Tây Long |

Đến Đakrông (Quảng Trị) để giúp đỡ đồng bào vùng cao, ngoài hoạt động nhân ái, các tổ chức, cá nhân hảo tâm còn có cơ hội trải nghiệm để tìm hiểu về mảnh đất, con người nơi đây. Phóng viên Báo Quảng Trị vừa có cuộc trò chuyện với Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Đakrông Hồ Văn Phương, người đưa ra ý tưởng về hình thức “du lịch thiện nguyện” này.