Vaccine: Đừng dại mà nói không

Anh Đào |

Phong trào “Anti vaccine” từng gây ra hậu quả là dịch sởi bùng phát. Vì thế, một trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca không phải là lý do để chúng ta từ chối vũ khí duy nhất chống lại COVID-19.


Vào tối ngày 7.5, Bộ Y tế đã có thông tin chính thức về trường hợp nữ nhân viên y tế tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca. Nguyên nhân: Do sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng non steroid (giảm đau kháng viêm).

Xin được chia buồn với gia đình của một trong những “người lính” tuyến đầu chống dịch. Nguy cơ này, cả chị và những đồng nghiệp đều biết trước, thậm chí hiểu rất rõ, và họ vẫn tiêm vaccine như một cách thức bảo vệ mình trước COVID-19, vì bệnh nhân, vì đồng bào, vì người khác.

Một cái chết đáng để nghiêng mình.

Cũng phải nói những thông tin chính thức được công bố rất nhanh chóng từ Bộ Y tế chính là một biểu hiện của minh bạch, công khai. Nó, chính là liều thuốc kịp thời và hữu ích xua tan những tin đồn “tam sao thất bản” xuất hiện khắp nơi.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm thử nghiệm vaccine như một cách “làm tất cả” để chúng ta có thể có vaccine một cách sớm nhất. Ảnh: BYT
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm thử nghiệm vaccine như một cách “làm tất cả” để chúng ta có thể có vaccine một cách sớm nhất. Ảnh: BYT

Những thông tin này, dù ngắn gọn, cũng cho chúng ta biết rằng đây là một trong những trường hợp rất hiếm gặp trong thực tế tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Nhớ lại năm 2019, khi dịch sởi bùng phát, có một con số rất đáng chú ý: 97% số ca nhiễm sởi ở trẻ trên 9 tháng tuổi tại TP.HCM xuất phát từ nguyên nhân trẻ không được tiêm ngừa.

Bộ trưởng Y tế, khi đó là bà Nguyễn Thị Kim Tiến, cũng là một chuyên gia dịch tễ đã khẳng định: Vaccine phòng sởi ở trẻ em đã có công dụng phòng ngừa gần như 100%. Tuy nhiên vì nhiều lý do, đặc biệt gần đây phong trào “anti vaccine” trên mạng xã hội đã khiến nhiều phụ huynh lựa chọn sai lầm.

Một bệnh tưởng cỏn con như sởi, đến khi đó vẫn thành dịch, và là vì phong trào anti vaccine, vì các bậc cha mẹ sợ vaccine.

Phải nhắc lại câu chuyện này để thấy những hậu quả từ việc “nói không với vaccine” sẽ là khủng khiếp nếu chỉ từ một trường hợp hãn hữu, cực kỳ hiếm gặp hôm nay mà phong trào anti vaccine manh nha trở lại.

Rất nhiều người đã tiêm vaccine. Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Thanh Long đã tiêm vaccine. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng thế.

Nhớ hôm đó có câu hỏi rằng việc tiêm thử nghiệm vaccine có những rủi ro về sức khoẻ, một lãnh đạo cao cấp có nên tham gia? Phó Thủ tướng nói, mỗi người đều có suy nghĩ, đánh giá của mình: “Tôi nghĩ đã là sức khoẻ của ai thì cũng quý như nhau. Tôi là Phó Thủ tướng nhưng trước hết và mãi mãi là một công dân Việt Nam. Là Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, tôi cần làm tất cả những gì có thể để chúng ta có thể có vaccine một cách sớm nhất".

Vaccine, chìa khoá để chúng ta đạt miễn dịch cộng đồng, vũ khí duy nhất chống COVID-19, cả thế giới đang làm như thế, thậm chí, còn tranh cãi về thứ tự ưu tiên. Vậy can cớ gì mà chúng ta từ chối thứ bảo vệ mình trước COVID-19?

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

WHO phê duyệt khẩn cấp vaccine của Trung Quốc

Bắc Hiệp |

Tổ chức Y tế Thế giới thông báo đã phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Trung Quốc Sinopharm để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Một số nước sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 cho Việt Nam

Đặng Chung |

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 5.5, ông Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế - thông tin, hiện có một số nước đã đồng ý chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 cho Việt Nam.

Việt Nam tiến gần giấc mơ xuất khẩu vaccine COVID-19

Thùy Linh |

Các loại vaccine COVID-19 của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Các chuyên gia hy vọng vào cuối quý III/2021, Việt Nam sẽ có vaccine đầu tiên để phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam tiến gần hơn với giấc mơ xuất khẩu vaccine COVID-19 như kỳ vọng của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn.

100% người tiêm vaccine Nano Covax do Việt Nam sản xuất đều sinh miễn dịch

Hải My |

Ngày 25/4, thông tin từ nhóm nghiên cứu vắc xin phòng COVID-19 Nano Covax- vắc xin “made in” Việt Nam đầu tiên thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 cho thấy trong 3 mức liều được đưa vào sử dụng, liều 25mcg có hiệu quả bảo vệ cao nhất, 100% người tiêm sinh miễn dịch.