Gần 1.130 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá

Lê An |

Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV), qua kiểm tra trên đồng ruộng, đến thời điểm này toàn tỉnh có gần 1.130 ha diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá. Nguyên nhân là do một số địa phương vẫn chưa thật sự quyết liệt trong việc thực hiện các biện pháp quản lý bệnh; người dân vẫn còn thờ ơ, vẫn sử dụng giống từ những vùng bị bệnh khảm lá sắn để trồng mới.

Để chủ động phòng chống bệnh khảm lá, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho sản xuất sắn trong niên vụ 2025, đối với những diện tích đã bị bệnh, Chi cục TT&BVTV đề nghị các địa phương cần tiến hành tiêu hủy ngay những cây bị bệnh nặng, không còn khả năng cho năng suất. Cụ thể, đối với cây sắn dưới 2 tháng tuổi cần thường xuyên kiểm tra, nhổ và tiêu hủy bằng cách phơi khô, băm nát hoặc đốt những cây sắn có biểu hiện bệnh nặng, cây thấp lùn, lụi không có khả năng cho năng suất.

 
Kiểm tra để phát hiện sắn bị bệnh khảm lá tại huyện Hải Lăng - Ảnh: L.A 
 

Đối với cây sắn trên 2 tháng tuổi cần bón phân đầy đủ, có thể bón thêm phân bón qua lá để cây sắn tăng sức đề kháng bệnh và giảm thiểu thiệt hại về năng suất; sau khi thu hoạch củ cần thực hiện tiêu hủy thân cây sắn bị bệnh, tuyệt đối không lấy thân cây sắn bị bệnh khảm lá làm giống cho vụ sau.

Đối với những vùng chưa phát hiện bệnh và chuẩn bị trồng mới đề nghị địa phương tăng cường tuyên truyền về tác hại của bệnh khảm lá sắn, hướng dẫn biện pháp phòng chống; đồng thời tiến hành rà soát kỹ các diện tích trồng sắn để kịp thời phát hiện, tiêu hủy nguồn bệnh.

Kiểm soát chặt chẽ nguồn giống sắn trên địa bàn; khuyến cáo nông dân tuyệt đối không sử dụng hom sắn ở các vùng đã bị bệnh khảm lá sắn để làm giống hoặc tự ý mua giống mới chưa rõ nguồn gốc; tăng cường kiểm soát không để tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển giống sắn từ các vùng đang có dịch bệnh về địa phương.

Tiến hành thu gom toàn bộ tàn dư, cây sắn còn từ vụ trước trên các bở thửa, hàng rào đem đốt, tiêu hủy để tiêu diệt nguồn bệnh. Những vùng đã bị bệnh nặng trong các năm trước cần ưu tiên sử dụng các giống sắn mới có tiềm năng năng suất và có khả năng kháng bệnh khảm lá như HN1, HN5... để trồng.

Tăng cường kiểm tra sự xuất hiện của bọ phấn trắng là môi giới truyền bệnh để phòng trừ kịp thời, hạn chế lây truyền bệnh.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Niềm vui nhân đôi từ cây cà phê mít ở Hướng Hóa

Lê An |

Sau một thời gian dài ít được quan tâm đầu tư, chăm sóc do giá thu mua thấp, trong 2 năm trở lại đây, giá cà phê mít tăng lên đột biến. Đặc biệt, niên vụ năm 2025, không chỉ có mức giá thu mua ổn định mà cây cà phê mít còn cho năng suất khá cao nên người trồng cà phê rất phấn khởi.

Sẽ tổ chức Lễ hội cà phê Khe Sanh lần thứ Nhất vào tháng 6/2025

Trần Hà |

UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vừa có văn bản đề nghị Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Khe Sanh” cho sản phẩm cà phê, số đơn 6-2024-00011 để phục vụ cho việc xác lập quyền tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và quảng bá, phát triển thương hiệu cho sản phẩm chủ lực của tỉnh, huyện và triển khai Lễ hội cà phê Khe Sanh lần thứ Nhất.

Kể chuyện cà phê Khe Sanh...

Phạm Xuân Dũng |

Nói đến cà phê Việt Nam, thường người ta sẽ nghĩ ngay đến địa danh Buôn Ma Thuột. Song, cây cà phê còn hiện diện ở nhiều vùng đất khác của Việt Nam, trong đó có Quảng Trị.

Nhân rộng mô hình tái canh cây cà phê ở Hướng Hóa

Trần Anh Minh |

Là huyện duy nhất của tỉnh Quảng Trị trồng cà phê, Hướng Hóa hội tụ nhiều ưu thế về khí hậu, thổ nhưỡng, đặc biệt là sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 7-9oC, nhiệt độ trung bình là 22oC làm cho sản phẩm cà phê Arabica Khe Sanh được xem là dòng cà phê độc đáo nhất Việt Nam. Mặc dù chỉ chiếm diện tích ít so với cả nước nhưng cà phê chè Arabica ở Hướng Hóa có vị rất riêng nên sớm có chỗ đứng trên thị trường cà phê trong và ngoài nước. Những năm qua, để giúp người dân nâng cao chất lượng vườn cây, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng mô hình tái canh cây cà phê ở huyện Hướng Hóa mang lại kết quả tốt.