100% tình nguyện viên thử nghiệm vaccine COVID-19 của Việt Nam đều sinh kháng thể

Thanh Mai |

Nhà sản xuất, nhóm nghiên cứu sẵn sàng các khâu chuẩn bị nguyên liệu, các quy trình để có thể đưa vào sản xuất khi được Bộ Y tế phê duyệt.

PGS-TS Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự, Học viện Quân y, cho biết đến nay vaccine Nanocovax gần hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 2. Sau đó,  các tình nguyện viên được khám sức khỏe (xét nghiệm máu, đo huyết áp…) 1 lần/tuần để đánh giá tổng quan và tiếp tục được theo dõi 6 tháng. 100% tình nguyện viên tiêm vaccine Nanocovax đều sinh kháng thể trong máu.

 

“Lượng kháng thể với virus SARS-CoV-2 của tất cả các tình nguyện viên đều tăng, sức khỏe an toàn, không có trường hợp phải xử lý thuốc, cấp cứu... Đây là tín hiệu rất mừng, là thông tin cực kỳ đáng khích lệ, cho thấy đến hiện tại, vaccine an toàn với người được tiêm”, ông Sơn nói.

Trung tướng, GS-TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viên Quân y cho rằng, có 2 yếu tố thể hiện tính sinh miễn dịch, đó là: Nồng độ kháng thể và tính sinh miễn dịch kháng thể. Nồng độ kháng thể virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm thử nghiệm giai đoạn 2 cho thấy, hiệu giá kháng thể tăng rất cao, từ hàng chục cho đến hàng trăm lần.

Tính sinh miễn dịch kháng thể để đánh giá khả năng chống lại virus SARS-CoV-2 sống ở ngày thứ 35 đáp ứng tốt, trên mức ngưỡng quy định. Với khả năng chống lại virus ở ngày thứ 42, hiện nhóm nghiên cứu đã đánh giá được 22/110 mẫu; dự kiến hoàn thiện toàn bộ 110 mẫu vào đầu tháng 6 để báo cáo Hội đồng Đạo đức quốc gia trong nghiên cứu y sinh học.

Theo PGS-TS Chử Văn Mến, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học, Học viện Quân y, vaccine COVID-19 Nanocovax dự kiến sẽ thử nghiệm giai đoạn 3 ngay trong tháng 6. Quá tình này sẽ khó khăn hơn vì đang thời điểm dịch bùng phát phải đảm bão giãn cách vì số người tiêm đông. 

Học viện Quân y phải chuẩn bị kỹ càng việc sàng lọc dịch tễ, quét thân nhiệt, khai báo y tế ngay từ phía ngoài, lập phần mềm quét sàng lọc, áp dụng triệt để các biện pháp nhằm chống dịch tốt nhất, bố trí các phòng theo dõi sau tiêm thoáng, rộng để đảm bảo an toàn phòng dịch.

Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học cũng khẳng định, với vaccine Nanocovax, việc được duyệt cấp phép còn phụ thuộc vào kết quả thử nghiệm giai đoạn 3. 

“Nếu dịch COVID-19 bùng phát trong nước, Hội đồng đạo đức Bộ Y tế sẽ xin phép Chính phủ họp để cấp phép tiêm cho người dân. Hiện, năng lực sản xuất vaccine của Việt Nam đang là 6 triệu liều/tháng”, ông Mến nói.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Vaccine của Thái Lan sẵn sàng cho thử nghiệm trên người

Ngọc Hà |

Vaccine ChulaCov19, do Tiến sỹ Kiat Ruxrungtham thuộc Đại học Chulalongkorn phát triển, sẽ được thử nghiệm trên 100 tình nguyện viên trong tháng này.

Những điều cần biết về Quỹ vaccine phòng COVID-19

Linh Trần |

Hiện nay, Quỹ vaccine phòng Covid-19 đã chính thức đi vào hoạt động và tiếp nhận sự ủng hộ của cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về quỹ Vaccine và cách thức đóng góp. PNVN giới thiệu những thông tin chính thức về Quỹ.

Trung Quốc sẽ viện trợ thêm 500.000 liều vaccine COVID-19 cho Lào

Tổng hợp |

Trung Quốc sẽ tiếp tục viện trợ vaccine Sinopharm cho Lào để hỗ trợ nước này tăng cường năng lực kiểm soát dịch bệnh Covid-19.

WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine Sinovac Trung Quốc

Thanh Mai |

Loại vaccine Covid-19 thứ ba của Trung Quốc, do công ty CanSino Biologics sản xuất, đã nộp dữ liệu thử nghiệm lâm sàng, nhưng WHO chưa lên lịch trình đánh giá.