Những điều cần biết về Quỹ vaccine phòng COVID-19

Linh Trần |

Hiện nay, Quỹ vaccine phòng Covid-19 đã chính thức đi vào hoạt động và tiếp nhận sự ủng hộ của cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về quỹ Vaccine và cách thức đóng góp. PNVN giới thiệu những thông tin chính thức về Quỹ.

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 53/NQ-CP thông qua chủ trương thành lập Quỹ vaccine phòng Covid-19, ngày 26/5/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cũng đã ký ban hành Quyết định số 779/QĐ-TTg thành lập Quỹ vaccine phòng Covid-19.

Theo Quyết định, Quỹ vaccine phòng Covid-19 Việt Nam (gọi tắt là Quỹ) để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, vaccine của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng Covid-19 cho người dân.

Ảnh minh họa: TTXVN
Ảnh minh họa: TTXVN

Tên giao dịch tiếng Anh của Quỹ là Vietnam Fund for Vacination Prevention of Coronavirus Disease 2019 (viết tắt là VFVC). Quỹ do Bộ Tài chính quản lý. Bộ Tài chính ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ, công khai, minh bạch.

Về pháp lý, Quỹ là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước, hoạt động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ có tư cách pháp nhân; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

Quỹ có chức năng quản lý, điều phối các nguồn lực tài chính, hiện vật của Quỹ để tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng Covid-19.

Bộ máy quản lý Quỹ sử dụng cán bộ, công chức của Bộ Tài chính, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. Kinh phí hoạt động của bộ máy quản lý Quỹ do ngân sách nhà nước chi trả, không sử dụng từ nguồn thu của Quỹ.

Cũng theo Quyết định, Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, sử dụng vốn đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả. Quỹ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về các hoạt động tài chính của Quỹ của các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính và Kiểm toán nhà nước; giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cộng đồng. Quỹ được sử dụng vốn nhàn rỗi của Quỹ để gửi tại các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho Quỹ nhưng phải đảm bảo an toàn.

Quỹ có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, vaccine của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ, tài trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng Covid-19.

Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc vận động quyên góp, tài trợ cho Quỹ để hỗ trợ, tài trợ hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng Covid-19 theo quy định.

Nguồn thu của Quỹ, bao gồm: Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, vaccine, các loại hình vật chất khác của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Quỹ; Các nguồn vốn hợp pháp khác.

Kho bạc Nhà nước cho biết đến 16h ngày 1/6, Quỹ vaccine phòng Covid-19 đã nhận được hơn 28 tỷ đồng đóng góp từ các tổ chức, cá nhân chuyển vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Về Thẩm quyền quyết định chi của Quỹ: Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng phòng Covid-19, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Sau đó, Bộ Tài chính xuất Quỹ để chi theo nội dung Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và căn cứ hồ sơ đề nghị của Bộ Y tế.

Về chế độ báo cáo, kế toán, quyết toán, công khai tài chính, Quỹ thực hiện chế độ báo cáo kế toán, quyết toán, công khai, minh bạch tài chính theo quy định của Luật Kế toán và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Đồng thời, Quỹ có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện thu, chi, quyết toán tài chính Quỹ để tổng hợp chung nguồn lực báo cáo Chính phủ, Quốc hội trong các báo cáo về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; thực hiện công khai số tiền huy động, danh sách các tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp, nội dung và số tiền đã chi, số dư quỹ còn lại (nếu có).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo số liệu tính toán của Bộ Y tế, dự kiến Việt Nam cần mua khoảng 150 triệu liều vaccine phòng Covid-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người dân, với tổng kinh phí ước khoảng 25.200 tỷ đồng. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, Quỹ vaccine phòng COVID-19 cũng đã nhận được sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp. Ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, việc đóng góp vào Quỹ vaccine là sự kêu gọi đóng góp một cách tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và không có mức đóng góp tối thiểu cũng như mức đóng góp tối đa.

Cũng theo ông Hưng, trong quyết định thành lập Quỹ thì Thủ tướng đã giao cho Bộ Tài chính quản lý nguồn tài chính của Quỹ. Tuy nhiên Bộ Tài chính chỉ có chức năng quản lý tài chính, còn quyết định sử dụng khi nào và mỗi lần bao nhiêu thì các cơ quan liên quan sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để quyết định. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính sẽ xuất tiền từ Quỹ để thực hiện mua vaccine.

Bên cạnh đó, số thu của Quỹ cũng sẽ được ghi nhận và sẽ được công khai minh bạch trên các website của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước. Trong trường hợp cần thiết thì sẽ có thanh tra, kiểm toán theo quy định. Như vậy Quỹ sẽ được quản lý, sử dụng hoàn toàn công khai, minh bạch.

Được biết, hiện Bộ đang khẩn trương hoàn thiện quy chế hoạt động của Quỹ. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính sẽ xin ý kiến thêm của Bộ Y tế và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để hoàn thiện.

(Nguồn: Phụ nữ Việt Nam)

TAGS

WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine Sinovac Trung Quốc

Thanh Mai |

Loại vaccine Covid-19 thứ ba của Trung Quốc, do công ty CanSino Biologics sản xuất, đã nộp dữ liệu thử nghiệm lâm sàng, nhưng WHO chưa lên lịch trình đánh giá.

Những tín hiệu lạc quan về vaccine 'made in Việt Nam'

Diệp Trương |

Đầu tháng 6/2021, giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng vaccine Nano Covax sẽ tiếp tục được tiến hành nhằm đánh giá hiệu lực bảo vệ của vaccine đối với cộng đồng, với việc thực hiện liều tiêm 25mcg.

Doanh nghiệp kiến nghị cần kế hoạch tiêm vaccine để duy trì sản xuất

Đức Dũng |

Các doanh nghiệp lớn có thể sẵn sàng tiêm vaccine COVID-19 miễn phí cho người lao động, song các doanh nghiệp nhỏ và và vừa không có khả năng tài chính thì rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

Doanh nghiệp Lào đề xuất nhập khẩu và kinh doanh vaccine COVID-19 của Nga

Tổng hợp |

Một doanh nghiệp Lào đang đề xuất chính phủ cấp phép nhập khẩu thương mại vaccine Sputnik V của Nga.