Biến chủng Lambda có khả năng kháng vaccine COVID-19 lan rộng 41 quốc gia

Thanh Mai |

Tại Mỹ đã ghi nhận hơn 1.300 ca nhiễm biến chủng Lambda lan rộng khắp 44 bang trên cả nước.

Ngày 9/8, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) đã cảnh báo về sự nguy hiểm của biến chủng Lambda. Loại biến chủng này lần đầu tiên được phát hiện ở Peru vào tháng 11/2020 đang có nguy cơ trở thành biến chủng chủ đạo ở Nam Mỹ và khiến số ca mắc Covid-19 tăng cao ở Argentina, Colombia, Ecuador, Chile, Uruguay và Paraguay.

 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại Lambda là “biến chủng đáng quan tâm”. Thuật ngữ này dùng để chỉ các biến chủng bị nghi ngờ có khả năng lây nhiễm cao hơn so với chủng ban đầu hoặc có khả năng kháng vaccine cao hơn. Khi có thêm bằng chứng cho thấy một biến chủng đạt được cả 2 điều kiện trên, nó sẽ được phân loại lại là “biến chủng đáng lo ngại”.

Ngày 6/8, Nhật Bản cũng đã ghi nhận bệnh nhân đầu tiên nhiễm biến chủng Lambda là một phụ nữ khoảng 30 tuổi đến từ Peru, có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Nghiên cứu mới: Phát hiện kháng thể chặn được biến chủng Delta

Thanh Mai |

Các kháng thể mới phát hiện được kỳ vọng mở ra chân trời mới cho thuốc chữa Covid-19 và vaccine.

"Biến chủng Delta lây lan nhanh, tốc độ tấn công tăng gấp 2-3"

Thanh Mai |

Ngày 16-7, Bộ Y tế tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến phòng chống dịch COVID-19 với 63 tỉnh, thành phố. Cuộc họp nhằm đánh giá, rà soát những kịch bản phòng dịch trong thời gian qua, đặc biệt là chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn.

Tốc độ biến chủng Ấn Độ lây lan nhanh hơn trong môi trường kín

Thanh Mai |

Chuyên gia cho rằng đợt dịch này phức tạp hơn các đợt dịch trước, song với các biện pháp hiện tại sẽ sớm khống chế được dịch bệnh.

"Biến chủng của Ấn Độ lây lan nhanh hơn so với các biến chủng khác"

Thanh Mai |

"Biến chủng của Ấn Độ lây lan nhanh hơn, đặc biệt khả năng lây nhiễm trong môi trường không khí", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.