Tốc độ biến chủng Ấn Độ lây lan nhanh hơn trong môi trường kín

Thanh Mai |

Chuyên gia cho rằng đợt dịch này phức tạp hơn các đợt dịch trước, song với các biện pháp hiện tại sẽ sớm khống chế được dịch bệnh.

Trong cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch Quốc gia ngày 15/5, Bộ trưởng Y tế cho biết kết quả giải trình tự gene virus mẫu bệnh nhân đợt dịch lần này phần lớn là nhiễm biến chủng nCoV Ấn Độ. Loại biến chủng lây rất nhanh trong không khí, đặc biệt ở môi trường kín, song không khiến bệnh cảnh nặng hơn. 

Trong đợt dịch này, những trường hợp tiếp xúc trong không khí, đặc biệt môi trường kín, lây nhiễm rất nhanh như cụm dịch ở Công ty Hosiden tại khu công nghiệp Quang Châu, Bắc Giang, cụm dịch ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Trường Minh tại khu công nghiệp An Đồn, Đà Nẵng.

 

Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Đà Nẵng cho rằng tốc độ lây nhanh do đặc điểm công việc trực tổng đài, làm việc trong phòng kín, máy lạnh.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho biết virus lây truyền thông qua giọt bắn, tức là mầm bệnh nằm trong các giọt bắn từ đường hô hấp tiết ra. Kích thước mỗi giọt bắn thông thường là trên 5 micromet. Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách một mét) với người mang virus có thể mắc Covid-19 khi các giọt bắn này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt. Ở khoảng cách tiếp xúc tối thiểu hai mét, giọt bắn càng lớn thì tốc độ rơi xuống đất càng nhanh, số lượng giọt bắn sẽ rơi bớt đi khi tiếp xúc, khả năng lây truyền mầm bệnh ít hơn. 

Ngoài ra virus còn lây truyền gián tiếp qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh là khi chúng ta chạm tay vào các bề mặt chưa virus rồi vô tình đưa tay lên mũi, miệng, mắt thì virus xâm nhập vào cơ thể.

nCoV còn có khả năng lây truyền qua không khí. Những giọt bắn nhỏ hơn 5 micromet (gọi là aerosol hay hạt khí dung) sẽ treo lơ lửng trong không khí. Các hạt này bản chất là dạng vật chất, dạng rắn hoặc dạng lỏng, tồn tại ở cấu trúc rất nhỏ. Khi trọng lượng nhỏ, những hạt này nằm lại trong không khí lâu, phát tán xa hơn, những người ở xa có thể hít phải các hạt đó rồi nhiễm bệnh.

Trong môi trường lưu thông không khí kém như phòng kín, khoang máy bay, ôtô, phòng tại bệnh viện, hội trường, quán bar, karaoke..., những hạt nhỏ này bay lơ lửng trong không khí, không có lối thoát, tích tụ nhanh chóng, tương tự khói thuốc lá, thành nồng độ đặc dần, hệ quả là người trong môi trường đó có khả năng nhiễm bệnh rất cao.

"Các vũ trường, quán karaoke, các phương tiện ôtô, khoang máy bay, phòng bệnh, khu công nghiệp... là môi trường kín, tạo điều kiện thuận lợi tạo hạt khí dung tích tụ, dễ lây bệnh nhanh, đúng như bối cảnh dịch hiện nay", chuyên gia nói.

Đặc biệt, nhân viên y tế thực hiện các can thiệp y khoa cho bệnh nhân Covid-19 như nội soi phế quản, ép tim ngoài lồng ngực, hay hút đờm, đặt nội khí quản... có khả năng nhiễm nCoV cao.

Theo ông Hà, một mầm bệnh lây nhanh hay không, phụ thuộc vào lượng cơ thể hít phải các mầm bệnh nhiều hay ít thì sẽ phát bệnh. Nếu lượng virus thấp có nghĩa rằng chỉ số lượng rất ít cũng có thể gây bệnh, thì khả năng lây lan sẽ rất cao.

"Nói dễ hiểu, với SARS, cơ thể phải nhiễm trên 1.000 con virus thì hệ thống bảo vệ mới không ngăn chặn được, còn nCoV chỉ cần 10 con virus xâm nhập vào cũng có khả năng nhiễm bệnh và lây lan. Như vậy ngưỡng nhiễm của nCoV rất thấp", ông Hà phân tích.

Với từng biến chủng nCoV cũng như vậy. Khả năng bắt rễ vào tế bào vật chủ niêm mạc đường hô hấp rất dễ dàng đối với các chủng mới, nói cách khác, khả năng gắn kết của nCoV với tế bào vật chủ dễ dàng. nCoV dễ dàng chui qua hệ thống nào có nhiều điểm tiếp nhận. Chính vì vậy, chúng làm tăng khả năng lây nhiễm.

Biến chủng mới lan nhanh khiến lượng người nhiễm nhiều lên, lan rộng ra nhiều đối tượng, y tế quá tải, chắc chắn sẽ không tránh khỏi số người bị nặng nhiều lên, số người chết tăng lên...

Theo bác sĩ Hà, ngoài việc đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, các biện pháp lưu thông khí rất quan trọng, và đó là biện pháp ngăn chặn nCoV lâu dài. Tại bệnh viện, tất cả phòng khám ngoại trú, buồng bệnh đều phải mở toang cửa sổ, cửa chính, lắp quạt máy xoay... Ở các siêu thị, shop bán hàng, quán cà phê, quán ăn, lớp học cũng vậy. Đối với các khu săn sóc đặc biệt, phòng cấp cứu cần làm thông gió. Đóng cửa các dịch vụ trong phòng kín như karaoke, quán bar, rạp chiếu phim... Taxi, xe buýt, xe khách... không được đóng kín cửa và phải dùng quạt.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

"Biến chủng của Ấn Độ lây lan nhanh hơn so với các biến chủng khác"

Thanh Mai |

"Biến chủng của Ấn Độ lây lan nhanh hơn, đặc biệt khả năng lây nhiễm trong môi trường không khí", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Ấn Độ: Tài xế xe cứu thương thả thi thể nạn nhân COVID-19 xuống sông Hằng

Thanh Mai |

Giới chức bang Bihar bác bỏ việc người thân của các nạn nhân ném thi thể họ xuống sông do không đủ củi để hỏa táng.

Biến thể COVID-19 tại Ấn Độ được WHO xác định là mối lo ngại toàn cầu

Thanh Mai |

Việc B.1.617 có khả năng lây lan nhanh và mạnh hơn buộc WHO phải nâng cao mức độ cảnh báo.

Thảm kịch Ấn Độ chưa tới đỉnh dịch; Cuba thêm 1.000 ca mắc mới

Thanh Tuấn |

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 862.459 trường hợp mắc COVID-19 và 14.485 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 150,1 triệu ca bệnh, trong đó trên 3,16 triệu người không qua khỏi.