Bộ GD&ĐT đề xuất tăng học phí bậc đại học

PV |

Bộ GD&ĐT đề xuất điều chỉnh tăng học phí năm học 2023-2024 với bậc đại học, bậc phổ thông giữ nguyên.

Thông tin trên được Bộ GD&ĐT nêu trong tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81 quy định cơ chế thu, quản lý học phí các trường đại học và địa phương cả nước.

Bộ GD&ĐT nêu khó khăn, nếu học phí năm học 2023-2024 thực hiện theo Nghị định 81 thì mức trần sẽ tăng cao, có khối ngành tăng lên gần 100% so với năm học trước, việc này trở thành gánh nặng rất lớn với xã hội.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nguyên nhân của việc tăng cao này do ba năm qua (2021, 2022, 2023), Chính phủ đã yêu cầu các trường đại học, các địa phương không tăng học phí so với năm 2020 nhằm hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng nặng nề trong và sau dịch COVID-19.

Như vậy, lộ trình học phí theo Nghị định 81 kể từ khi ban hành năm 2021 đến nay chưa được áp dụng, mức thu học phí đã không tăng trong 3 năm học vừa qua.

Tháng 8/2023, Chính phủ đã chỉ đạo và Bộ GD&ĐT lấy ý kiến của các địa phương, các trường đại học, chuyên gia về việc điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 81 cho phù hợp tình hình thực tế.

Tựu chung các ý kiến đều cho rằng, học phí năm học 2023-2024 cần phải được điều chỉnh tăng để bảo đảm nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất trong điều kiện nguồn lực đầu tư hạn chế, ngân sách chi thường xuyên bị cắt giảm hằng năm.

Đặc biệt, với các trường đại học công lập, nguồn thu từ học phí chiếm tỉ trọng chủ yếu (trên 80% tổng nguồn thu của trường), khả năng khai thác từ các nguồn thu khác còn hạn chế. Nhiều trường đề nghị phải tăng học phí để có thể bù đắp chi phí hoạt động thường xuyên, nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện lộ trình tự chủ.

Tăng học phí đại học

Mức trần học phí với đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học 2023 - 2024 là 1,2-2,45 triệu đồng/tháng, tùy khối ngành, thay vì mức 1,35-2,76 triệu đồng như Nghị định 81. Mức thu hiện nay là 980 nghìn đến 1,43 triệu đồng.

Với những trường đã tự chủ (tự chi lương, phụ cấp, sửa chữa cơ sở vật chất...), tùy mức độ được thu tối đa bằng 2-2,5 lần mức trên, tương đương khoảng 2,4-6,15 triệu đồng/tháng.

Trong tờ trình, Bộ GD&ĐT giữ nguyên các quy định về hỗ trợ học phí, miễn giảm học phí với học sinh, sinh viên diện chính sách, nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục.

Giữ nguyên học phí phổ thông

Mức trần học phí với các trường chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học 2023-2024 dao động từ 30.000-650.000 đồng/tháng tùy cấp học và khu vực. Mức này đã được nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội, TPHCM, áp dụng từ năm học vừa qua. Với cơ sở giáo dục đã tự chủ, mức trần tối đa gấp 2-2,5 lần mức trên.

Căn cứ vào mức trần này và tình hình địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết định khung học phí bậc mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn.

Trong tờ trình, Bộ GD&ĐT cũng nêu rõ lộ trình, từ năm học 2024-2025, khung và mức học phí được điều chỉnh phù hợp theo điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng không quá 7,5%/năm.

(Nguồn: Ngày Nay)

BĐBP Quảng Trị: Trao tặng phòng học mới hỗ trợ học sinh mầm non nơi biên giới

Đoàn Nam |

Ngày 16/9, Đồn Biên phòng Hướng Lập (BĐBP Quảng Trị) phối hợp với Nhóm Hoa Sen vàng,  chính quyền địa phương và nhà trường tổ chức lễ khánh thành và bàn giao đưa vào sử dụng công trình phòng học mới, khang trang tại Điểm trường Tri thuộc Trường mầm non Hướng Lập (xã Hướng lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).

Những điều quý giá con người cần học hỏi suốt đời

PV |

Học nhận lỗi, học nhu hòa, học thấu hiểu, học buông bỏ... là những điều quý giá chúng ta nên học suốt đời.

BĐBP Quảng Trị: Tăng cường kỹ năng, kiến thức bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia cho học sinh

Đoàn Nam |

Ngày 15/9, Đồn Biên phòng Hướng Phùng (BĐBP Quảng Trị) phối hợp với Trường THPT Hướng Phùng và Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 tổ chức tiết học ngoại khoá tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia và kỹ năng phòng chống bom mìn, vật liệu nổ cho 100 em học sinh Trường THPT Hướng Phùng (huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị).

Mang yêu thương đến với học sinh vùng khó

Thanh Hải |

Sau 3 tháng nghỉ hè, gần 30 nghìn học sinh của 63 trường học ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã bước vào năm học mới 2023-2024 với niềm phấn khởi khi cơ sở vật chất trường lớp học được đầu tư xây dựng mới, sửa chữa khang trang hơn; điều kiện ăn ở, sinh hoạt và học tập ngày càng tốt hơn.