Bộ Y tế lý giải lý do chưa công bố hết Covid-19 tại Việt Nam

Thanh Mai |

Việc công bố hết Covid-19 tại Việt Nam "có thể cân nhắc khi WHO công bố hết tình trạng đại dịch toàn cầu" và dịch bệnh trong nước kiểm soát tốt.

Bộ Y tế đang lấy ý kiến các bộ, ngành về dự thảo tờ trình Chính phủ các biện pháp chống Covid-19 trong tình hình mới.

Theo Bộ Y tế, thời gian gần đây cả nước ghi nhận 1.000 ca/ngày, số ca tử vong cũng giảm dần. Việt Nam đã phủ đủ hai mũi vaccine cho gần 80% dân số, trong đó cơ bản phủ đủ liều cho nhóm dân số từ 12 tuổi. 

Bộ Y tế nhận định khi công bố hết dịch Covid-19 tại Việt Nam, chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Cụ thể, nếu dịch xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế. Khi đó, việc kích hoạt đáp ứng với các biện pháp y tế, xã hội sẽ trở nên bị động.

 

Nhân viên y tế thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 không được hưởng chế độ phụ cấp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A; người bệnh sẽ không được hưởng chi trả điều trị Covid-19 miễn phí, đặc biệt là người bệnh ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Bên cạnh đó, nếu công bố hết dịch sẽ không có cơ chế đặc thù với vaccine Covid-19 sử dụng trong tình trạng khẩn cấp. Việc huy động sự tham gia của người dân, doanh nghiệp không được quan tâm đúng mức; người dân sẽ chủ quan trước sự nguy hiểm của dịch bệnh.

Bộ Y tế cho rằng việc duy trì công bố dịch Covid-19 tại Việt Nam sẽ huy động sự quan tâm của toàn hệ thống chính trị vào chống dịch; bố trí kinh phí đầy đủ cho các hoạt động, không để bị động khi xuất hiện biến thể mới nguy hiểm. 

WHO vẫn cảnh báo tình trạng đại dịch trên toàn cầu và tại Việt Nam còn ghi nhận số mắc cao hàng ngày tại hầu hết địa phương. Do đó, Việt Nam phải tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo các khuyến cáo của WHO.

Trong thời gian chưa công bố hết Covid-19, Bộ Y tế đề xuất địa phương kiểm soát tốt dịch (theo tiêu chí ngưỡng kiểm soát) đó là tỷ lệ ca nhiễm trong 28 ngày dưới 90 ca/100.000 dân; tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy dưới 4 ca;  đạt độ bao phủ vaccine cho 80% dân số, với các mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế; riêng tỷ lệ tiêm chủng cho người nguy cơ cao hơn 90%.;  các địa phương phải đảm bảo khả năng thu dung, điều trị.

Ngày 1/4/2020, Thủ tướng công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc. Như vậy, sau hơn 2 năm, Việt Nam vẫn chưa công bố hết dịch.

(Nguồn: Phụ nữ Mới)

TAGS

Sau Covid, chúng ta còn phải đối mặt với những dịch bệnh nào?

Thanh Mai |

Khi Covid-19 chưa kết thúc thì dịch bệnh khác xuất hiện như viêm gan bí ẩn đậu mùa khỉ... và còn có các dịch như sốt xuất huyết, tay chân miệng.

Đảm bảo an sinh xã hội sau dịch bệnh

Võ Thái Hòa |

Tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến toàn diện nền KT - XH đất nước, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống xã hội và khả năng tiếp tục ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH những năm tiếp theo. Nhằm nhanh chóng khôi phục và phát triển nền kinh tế - xã hội sau đại dịch, đảm bảo an sinh xã hội, tỉnh Quảng Trị đã khẩn trương triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 11).

Tân Long khôi phục kinh tế địa phương trước ảnh hưởng của dịch bệnh

Bích Liên |

Sau gần 3 năm, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền xã Tân Long, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), nhiều hộ nông dân trên địa bàn đã vượt qua khó khăn do COVID-19, tìm hướng sản xuất, kinh doanh hiệu quả, từng bước khôi phục kinh tế gia đình.

Miễn, giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh

Võ Thái Hòa |

Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do bị ảnh hưởng bởi COVID-19, nhanh chóng ổn định và phát triển sản xuất, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đã và đang thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp theo chính sách của Chính phủ. Đến nay, nhiều đối tượng bị ảnh hưởng vì dịch bệnh đã được hưởng hỗ trợ miễn, giảm thuế, góp phần giải quyết khó khăn, ổn định sản xuất.