Cha mẹ dành ít thời gian chơi và đọc sách cùng con: "Khả năng giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ đi xuống trầm trọng"

Hương Giang |

Theo một nghiên cứu mới của National Literacy Trust (NLT), trẻ sẽ gặp khó khăn khi bắt đầu đi học nếu cha mẹ ít trò chuyện và đọc sách cho chúng.

Nghiên cứu cho thấy mặc dù đại dịch đã tạo điều kiện cho các gia đình có thêm cơ hội gắn kết với nhau, các bậc phụ huynh vẫn không dành nhiều thời gian cho con cái. NLT đã khảo sát hơn 1,500 phụ huynh có con nhỏ dưới 5 tuổi. Năm 2019, có khoảng 10% bố mẹ không trò chuyện hàng ngày với con, và con số đã tăng lên 15% vào năm 2021. Bên cạnh đó, thống kê năm 2019 cũng tiết lộ có khoảng ⅔ bố mẹ đọc sách cho con mỗi ngày, nhưng đến năm 2021 đã giảm xuống chỉ còn 53%.

Trong hai năm, tỷ lệ cha mẹ cùng con vui chơi ít nhất một lần mỗi ngày trong tuần trước đó đã giảm từ 76% xuống còn 72%.

Phát ngôn viên Alison Tebbs chia sẻ rằng các bố mẹ gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian hợp lý khi vừa phải giải quyết công việc, vừa phải chăm sóc con cái và giám sát việc học của chúng: “Đó là khoảng thời gian khó khăn đối với mọi người vì nhận được ít sự giúp đỡ từ gia đình hơn, ít giao tiếp xã hội hơn, và họ lại càng không thể có những hoạt động lành mạnh như đi công viên hay đến thư viện.”

Alison cho biết, thậm chí những bậc phụ huynh nhận thấy việc bắt đầu đi học của con rất quan trọng cũng chỉ quan tâm con cái hơn một chút. Có thể điều kiện hoàn cảnh của họ còn có nhiều hạn chế, cũng có thể họ không có đủ hứng thú với việc này.
Crystal Robinson và Heidi. Giờ đây cả hai mẹ con thích dành thời gian cùng nhau đọc sách. Ảnh: Karen Robinson / The Observer
Crystal Robinson và Heidi. Giờ đây cả hai mẹ con thích dành thời gian cùng nhau đọc sách. Ảnh: Karen Robinson / The Observer
 

Đọc sách cùng con và trao đổi trò chuyện là yếu tố quan trọng để giúp não bộ của con phát triển. Một nghiên cứu khác của Anh đã khảo sát 17,000 người từ lúc họ mới chào đời và rút ra kết luận: đọc sách không chỉ giúp cải thiện khả năng đọc viết mà còn nâng cao tư duy làm toán.

Alison chia sẻ: “Trẻ hai tuổi thường có thái độ không tốt hoặc nổi giận vì chúng đang cố gắng truyền đạt cảm xúc nhưng lại không thể diễn tả bằng lời nói. Chúng sẽ dễ dàng nhận thức được cảm xúc của bản thân cũng như cuộc sống xung quanh nếu biết nói nhiều từ và được hỗ trợ khi giao tiếp nhiều hơn.”

Crystal Robinson, 29 tuổi chia sẻ vấn đề của cô với con gái Heidi hai tuổi: “Tôi thật sự không biết phải nói gì, con bé còn quá nhỏ. Tôi muốn nói chuyện với con bé, ví dụ như khi tôi làm việc nhà, tôi sẽ gọi con đến và cùng con rửa bát đĩa. Nhưng sau đó lại chợt nhận ra con bé không nghe tôi nói.” Ngoài ra, do khu chung cư nơi cô ở không có sân,  gia đình họ không có cơ hội đi ra ngoài vui chơi. Robinson chỉ chơi đồ chơi hoặc xem TV cùng con gái, và đôi khi cô còn không cần trò chuyện với con.

Vì vậy, tháng 9 năm ngoái, khi Heidi tròn hai tuổi và bắt đầu đi nhà trẻ, cô bé vẫn không nói nhiều lắm. Tuy nhiên sau khi cùng mẹ tham gia chương trình cải thiện khả năng giao tiếp cũng như đọc viết của trẻ Early Words Together do NLT sáng lập, Heidi đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Robinson cũng đã tự tin hơn khi giao tiếp với con gái: “Bây giờ chúng tôi nói chuyện với nhau nhiều hơn. Heidi rất thích đọc sách, con bé không ngừng nói và đặt câu hỏi”

Vanessa Dooley, người thành lập trung tâm đào tạo Jigsaw Early Years Consultancy đã khảo sát các trường mẫu giáo và cho biết có một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng sau mùa dịch: “Tôi thấy lũ trẻ đang nghịch Ipad thay vì đọc sách, một số đứa 3 tuổi thì lại không thể ghép hai từ với nhau trong một câu. Cứ như này thì khi đi học, chúng sẽ không thể theo kịp được.”

Ngoài ra, Vanessa cũng lo lắng vì nhiều bố mẹ chưa dạy con cách để điều tiết cảm xúc. Năm ngoái, cô đã chứng kiến nhiều trẻ có hành vi bộc phát và cắn, đánh các bạn khác: “Chúng đang nổi điên lên vì không biết làm thế nào để diễn tả cảm xúc và suy nghĩ”. Cô cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trẻ khi chúng bắt đầu đi học.

Cô cho biết nhu cầu trị liệu ngôn ngữ hiện đang tăng cao, và thậm chí có những em đang trong danh sách chờ đợi 9 tháng: “Khả năng giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ em đang đi xuống trầm trọng”

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất: Lan tỏa tình yêu đọc sách trong cộng đồng.

PV |

Những ấn phẩm mới được NXB Kim Đồng ra mắt dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất phong phú về thể loại.

Chuyện đọc sách

Nhật Lượng |

Trời dần chuyển hạ, nắng sớm chiếu loang. Mở toang cửa sổ, pha ấm trà nhài, mặc tình thư thái. Ngoài vườn, tiếng chim lách chách vạch sâu, gà mái tục tác kéo rề, thỉnh thoảng xen tiếng lục cục gọi bọn gà con chíu chít. Hương nhài thoang thoảng trong gió mai, nhẹ nhàng ngan ngát. Lần giở từng trang sách Tây Du tiền truyện, mới hay rằng, cái sở học gần 40 năm, chẳng qua chỉ là một giọt nước trong mênh mông đại dương.

Thắp sáng đam mê đọc sách

Hồ Thanh Thọ |

Để khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với lứa tuổi thanh thiếu nhi, khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc sách trong thế hệ trẻ góp phần phát triển văn hoá đọc trong nhà trường và cộng đồng, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Cuộc thi “Đại sứ Văn hoá đọc” từ năm 2019 cho đối tượng là các em học sinh. Sau 3 năm tổ chức, cuộc thi thu hút được sự quan tâm của đông đảo học sinh. Năm 2021, mặc dù tình hình dịch Covid-19 phức tạp nhưng Ban Tổ chức thu về hơn 17.000 bài dự thi, được đánh giá có chất lượng và hiệu quả hơn so với những năm trước. Bài dự thi phong phú về nội dung và hình thức, thể hiện sự hiểu biết, đam mê đọc sách và đưa ra các thông điệp kêu gọi cộng đồng cùng tham gia đọc sách.

Đọc sách, từ nhà trường đến cộng đồng

Tú Linh |

Thời gian qua, việc phát triển văn hóa đọc đã được các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị quan tâm. Thông qua việc tạo điều kiện để hệ thống thư viện, phòng đọc, tủ sách cơ sở phát huy hiệu quả hoạt động đã góp phần nâng cao trình độ văn hóa và lan tỏa phong trào đọc sách đến với mọi lứa tuổi.