Chính phủ yêu cầu 2 bộ phối hợp điều chỉnh chế độ tiền lương, phụ cấp cho giáo viên

PV |

Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ phối hợp điều chỉnh chế độ tiền lương, phụ cấp cho giáo viên.

Đây là nội dung tại Nghị quyết 143/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2022.

Cũng tại Nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai tuyển dụng số giáo viên được Bộ Chính trị quyết định cho địa phương năm học 2022 - 2023; khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo viên.

Cấp bách tăng lương, phụ cấp ưu đãi cho giáo viên 

Liên quan đến việc tăng lương, phụ cấp cho giáo viên yên tâm công tác, vừa qua Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã lên tiếng khi tham gia giải trình trong phiên chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ông cho rằng, để ngăn chặn và giảm số lượng giáo viên thôi việc, vấn đề cấp bách là tăng lương, tăng phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo, nhất là với giáo viên mầm non và tiểu học.
 
 

Trao đổi về vấn đề này trên báo VnExpress, người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Hiện nay, mức thu nhập của giáo viên mầm non và tiểu học ra trường sau 5 năm công tác, bình quân đạt 4,5 đến 4,7 triệu đồng, đã tính cả lương và phụ cấp ưu đãi 35%. Khi dạy được 5 năm, giáo viên sẽ có thêm phụ cấp thâm niên 5%. Người mới tuyển vào hệ thống, thu nhập chỉ khoảng 3 triệu đồng, trong 2-3 năm đầu.

Đối với giáo viên mầm non ở các vùng đặc biệt khó khăn thì được trợ cấp ưu đãi 70%, cộng thêm phụ cấp thu hút của địa phương hoặc làm việc tại các trường chuyên biệt (trường cho trẻ em cần chăm sóc đặc biệt) sau 5 năm công tác tiền lương có thể đạt 6 triệu đồng 1 tháng, nhưng số lượng không nhiều. Những giáo viên này phải làm việc trong môi trường đặc biệt khó khăn, mức lương đó chưa tương xứng công sức.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, chỉ 10 tháng năm 2022, cả nước có hơn 16.000 giáo viên bỏ việc, bình quân cứ 100 nhà giáo thì một người ra khỏi ngành. Tỷ lệ lớn thầy cô bỏ việc là ở khối mầm non, tiểu học.

Nguyên nhân chủ yếu là lương quá thấp, trong khi công việc quá nhiều vì giáo viên phải vừa dạy, vừa dỗ, vừa chăm sóc học sinh.

Một số tỉnh có chỉ tiêu nhưng không tuyển dụng được vì không có nguồn; hoặc có nguồn nhưng nhiều người lại chọn làm việc khác có thu nhập cao hơn.

Thực trạng này đòi hỏi phải cấp bách tăng lương và phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, nhất là khối mầm non, tiểu học.

(Nguồn: Báo Chính phủ)

Khánh thành 2 nhà công vụ cho giáo viên vùng khó

Q.H |

Ngày 4/11, 2 nhà công vụ đã được nhà tài trợ bàn giao cho giáo viên Trường Mầm non và Trường Tiểu học & THCS Hướng Việt, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị).

Cần sớm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở miền núi

Lê Trường |

Năm học 2022-2023 đã bắt đầu, tuy nhiên thực trạng đội ngũ giáo viên vừa thừa, vừa thiếu cục bộ ở một số trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn chưa được giải quyết. Nhất là tình trạng thiếu giáo viên bộ môn Tiếng Anh và Tin học tại các trường ở vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi còn khá nhiều. Điều này gây ra những khó khăn cho công tác sắp xếp, bố trí giáo viên, cũng như ảnh hưởng đến công tác dạy học và triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.

Những giáo viên tình nguyện hết lòng vì học sinh vùng cao

Lê Trường |

Bước vào năm học mới 2022 - 2023, ngay khi có thông tin của Sở Giáo dục và Đào tạo về tình trạng thiếu giáo viên ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh, nhiều giáo viên đã tình nguyện “tăng cường” đến các trường học trên địa bàn huyện Hướng Hóa để chia sẻ khó khăn với ngành. Trong số này, có tấm lòng, tình cảm và trách nhiệm nghề nghiệp của hai thầy giáo đến từ Trường THPT Vĩnh Định, huyện Triệu Phong (Quảng Trị).

Chú trọng hơn nữa tính chủ động, phù hợp và công bằng trong luân chuyển giáo viên

Tú Linh |

Tỉnh Quảng Trị luôn quan tâm đến việc luân chuyển giáo viên vùng đặc biệt khó khăn về vùng thuận lợi nhằm tạo sự công bằng và phát huy cao nhất sự cống hiến của cán bộ, giáo viên cho ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tuy có nhiều cố gắng nhưng câu chuyện luân chuyển vẫn khiến nhiều người băn khoăn về tính chủ động, phù hợp và công bằng.