Cuộc đời của "ông vua châm cứu" Nguyễn Tài Thu

Thanh Mai |

Trước khi qua đời, ông đảm nhận cương vị Phó Chủ tịch Hội châm cứu thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam...

Ngày 14/2, Hội Châm cứu Việt Nam cho biết, Giáo sư Nguyễn Tài Thu - Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam, người được mệnh danh là “ông vua” châm cứu đã qua đời, hưởng thọ 90 tuổi.

Giáo sư Nguyễn Tài Thu sinh ngày 4/6/1931, tại thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ông là bác sỹ Đông y danh tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn thế giới. Ông được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Anh hùng Lao động cùng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý khác. 

Kĩ  thuật châm cứu của Giáo sư Nguyễn Tài Thu đã cứu chữa cho rất nhiều bệnh nhân
Kĩ thuật châm cứu của Giáo sư Nguyễn Tài Thu đã cứu chữa cho rất nhiều bệnh nhân

Trước khi qua đời, ông đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội châm cứu thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam và Chủ tịch Hội Cứu trợ Trẻ em tàn tật Việt Nam.

Năm 1953, sau khi học năm thứ nhất trường Đại học Y khoa trong kháng chiến, ông được cử đi học chuyên về Đông y tại Trung Quốc trong 6 năm. Khi về nước, từ năm 1967, ông đi sâu nghiên cứu lĩnh vực châm cứu và bắt tay gây dựng Hội Châm cứu Việt Nam, tạo nền móng vững chắc cho sự ra đời của Bệnh viện Châm cứu Trung ương sau này.

Ông có quan hệ về khoa học kỹ thuật với 38 nước trên thế giới và là Giáo sư, Tiến sĩ danh dự của 16 trường đại học nước ngoài và được mệnh danh "ông vua châm cứu", "huyền thoại sống", "thần kim"… Ông là tác giả của loạt sách nổi tiếng như Tân châm, Nghiên cứu châm tê trong phẫu thuật, Thủy châm, Nhĩ châm, Mai hoa châm, Điện châm….

Đặc biệt, hai kỹ thuật Châm tê và Châm cứu cai nghiện Ma túy (được Bộ Y tế cho phép triển khai với tỷ lệ cắt cơn rất cao, chỉ có 5% đến 10% tái nghiện) do Nguyễn Tài Thu phát minh đã được giới thiệu tới gần 50 quốc gia. 

Trong đó phương pháp Điện châm gây tê cho phẫu thuật của mình đã thực hiện trên 100.000 ca mổ gồm 60 loại phẫu thuật khác nhau đạt kết quả 98,3%. Ông cũng đã áp dụng thành công kỹ thuật Mãng châm với cây kim có chiều dài tới 60 cm để đi vào các huyệt sâu trong cơ thể, có hiệu quả cao trong chữa bệnh.

Năm 2000, Giáo sư đã được giải thưởng Nhà nước về công trình "Nghiên cứu phát triển lý luận và hoàn thiện kỹ thuật phương pháp tân châm trong chữa bệnh. Ngoài ra, phương pháp điện châm gây tê cho phẫu thuật của Giáo sư cũng đạt hiệu quả đến 98,3%, thực hiện được 100.000 ca mổ.

Năm 2006, GS Nguyễn Tài Thu được trao bằng tiến sĩ danh dự của Trường đại học UAZ (Mexico), ghi nhận những đóng góp của giáo sư vào việc phát triển các dịch vụ chữa bệnh bằng châm cứu tại Mexico.

Những năm tuổi dù đã cao nhưng hàng ngày, Giáo sư vẫn đều đặn tới viện chữa trị cho người bệnh dù khá vất vả. Ông tâm sự: "Đáng nhẽ tôi như người ta thì 60 tuổi là nghỉ hưu rồi. Nhưng tôi bảo thôi cứ để tôi làm, tôi làm đến chết mới thôi.

 

Người lớn thì tôi thương kiểu khác. Vì đã yêu thương mọi người, châm nhẹ nhàng thì làm cho ai cũng nhẹ nhàng cả. Các cụ tới châm đều trạc tuổi tôi, là bạn đấy thế mà họ lụ khụ đi không được, con cháu phải dìu tới để tôi châm cho. Chúng tôi quý nhau lắm".

Ông luôn chia sẻ, ông vui với nghề của mình. Ông chọn những cây kim để gắn bó cả đời vì những cây kim đó thể giúp bệnh nhân đỡ khổ, giúp những người ốm khỏe lại, giúp xoa dịu những nỗi đau, cứu nhiều cuộc đời... 

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

GS. Nguyễn Tài Thu qua đời, Việt Nam mất đi 'đôi bàn tay vàng' trong lĩnh vực châm cứu

TN |

GS Nguyễn Tài Thu vừa qua đời ở tuổi 91. Ông mất đi, Việt Nam cũng mất đi đôi 'bàn tay vàng' của trong lĩnh vực châm cứu.

Đi đánh cá gặp thời tiết xấu, một ngư dân Quảng trị được cứu nạn kịp thời

Phước Trung - Minh Cường |

Ngày 31-1, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Việt, BĐBP Quảng Trị phối hợp với ngư dân địa phương cứu nạn thành công một ngư dân gặp nạn trên biển do thời tiết xấu.

Cấp cứu kịp thời bé trai 4 tuổi nuốt que chọc thẻ sim điện thoại vào bụng

Minh Châu |

Bé trai 4 tuổi nuốt nhầm que chọc thẻ sim điện thoại được người nhà phát hiện và đưa tới bệnh viện cấp cứu.

Tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới theo phương châm “bốn tại chỗ”

Tuyết Chinh |

“Các bộ, ngành tích cực vào cuộc, các địa phương trong khu vực ảnh hưởng chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) theo phương châm “bốn tại chỗ” gắn với phòng chống dịch Covid-19, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân”.