Điều chỉnh mở rộng quy hoạch chi tiết Khu Kinh tế - Quốc phòng Khe Sanh

Nguyễn Đình Phụ |

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337, Quân khu 4 phối hợp với UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vừa tổ chức hội nghị rà soát, điều chỉnh quy hoạch Khu Kinh tế - Quốc phòng Khe Sanh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Với mục tiêu điều chỉnh quy hoạch Khu Kinh tế - Quốc phòng Khe Sanh đến năm 2025 phù hợp với điều kiện thực tế để khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức phát triển sản xuất, góp phần cùng địa phương chung sức xây dựng nông thôn mới, giúp Nhân dân xóa đói giảm nghèo. Đồng thời bố trí ổn định dân cư, hình thành các cụm làng, bản trên tuyến biên giới, tạo vành đai biên giới vững chắc trong thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc.

Đại biểu trình bày ý kiến góp ý tại Hội nghị.
Đại biểu trình bày ý kiến góp ý tại Hội nghị. Ảnh: BĐT Đảng Cộng sản Việt Nam

Trên cơ sở báo cáo của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây dựng Nghệ Tĩnh, ý kiến tham gia của thành viên, hội nghị đã thống nhất rà soát điều chỉnh quy hoạch theo Quyết định 4223/QĐ-BQP ngày 29/10/2013 của Bộ Quốc phòng phê duyệt quy hoạch Khu Kinh tế - Quốc phòng Khe Sanh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, gồm 5 xã Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Linh, trong đó cắt bỏ khỏi quy hoạch 3 cụm dân cư thôn Trắc Nòi, xã Hướng Việt; thôn Choa, thôn Xa Ry, xã Hướng Phùng; 25 công trình, gồm 2 công trình điện sinh hoạt, 3 công trình đường giao thông, 1 công trình nước sinh hoạt, 7 đập thủy lợi, 6 điểm trường học, 3 nhà sinh hoạt cộng đồng, 3 công trình san lấp mặt bằng, do một số hạng mục đã được đầu tư, số công trình còn lại hiệu quả đầu tư thấp.

Các công trình, hạng mục chuyển tiếp đến năm 2025, gồm bố trí ổn định 2 cụm dân cư ở thôn Tà Puồng, xã Hướng Việt và thôn Sê Pu, xã Hướng Lập với 51 hộ dân cùng với mở rộng bổ sung quy hoạch 3 xã A Vao, Ba Nang, Đakrông (huyện Đakrông); ở huyện Hướng Hóa mở rộng bổ sung quy hoạch ở 5 xã phía Nam, gồm: A Dơi, Thanh, Hướng Lộc, Ba Tầng, Lìa, theo đó hình thành các khu tái định cư ở các xã Ba Tầng, A Dơi, Thanh; xây dựng các công trình điện, giao thông, nước sinh hoạt, thủy lợi, nhà văn hóa, chợ, hỗ trợ khai hoang cải tạo đồng ruộng, các mô hình cây trồng, vật nuôi, máy móc phục vụ phát triển sản xuất, xây dựng nhà ở và làm việc của công ty xây dựng và 7 đội sản xuất của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337...

Các nội dung rà soát, điều chỉnh mở rộng quy hoạch được thống nhất tuân thủ theo Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo tính kế thừa dự án đầu tư xây dựng Khu Kinh tế - Quốc phòng Khe Sanh theo Quyết định 4223 của Bộ Quốc phòng và phù hợp với khả năng cân đối xây dựng khu kinh tế - quốc phòng trong những năm tới.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Hoàng Tiến Sỹ |

Nhằm xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị theo mục tiêu cũng như lộ trình đề ra, thời gian qua tỉnh Quảng Trị đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng; triển khai nhiều dự án động lực để từng bước tạo nên “lực hút” trên EWEC.

Định hướng phát triển Lao Bảo thành Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới

Lâm Thanh |

Cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chọn Khu KTTMĐB Lao Bảo là 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025. Chủ trương trên đã mở ra “cơ hội vàng” để Lao Bảo phát triển.

Báo cáo điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu xây dựng Khu Kinh tế Đông Nam

Nguyễn Loan – Thanh Châu |

Ngày 27/8, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo về điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu xây dựng Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị ( giai đoạn 2). Đồng chí Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Lào muốn mở đặc khu kinh tế giáp Việt Nam và Trung Quốc

Phạm Kiên-Thu Phương |

Nếu được thông qua, Đặc khu kinh tế Tam giác mới sẽ nằm ở huyện Nhot-ou ở tỉnh Phongsaly của Lào, nơi có đường biên giới chung với Trung Quốc và Việt Nam.