Doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ để tăng trưởng doanh thu

Hà Trang |

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5.600 tỉ đồng, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 120 triệu USD, phấn đấu tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10%, đặc biệt quảng bá thương hiệu đồ gỗ Quảng Trị ra thị trường quốc tế.

Công ty CP gỗ MDF-VRG Quảng Trị trực thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam chuyên sản xuất ván MDF với nhiều chủng loại: MDF E2, MDF Carb P2, HDF HMR và MDF phủ Melamine với công nghệ sản xuất ván nhân tạo bằng phương pháp ép liên tục hiện đại nhất Đông Nam Á. Những năm qua, công ty đã chủ động tham gia thị trường cacbon tự nguyện, góp phần huy động đầu tư xanh; thúc đẩy lĩnh vực chế biến gỗ chuyển đổi theo hướng phát thải thấp cũng như khuyến khích tiêu dùng thân thiện môi trường.

Công ty Cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị ứng dụng công nghệ mới để tạo ra sản phẩmcó chất lượng - Ảnh: H.T
Công ty Cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị ứng dụng công nghệ mới để tạo ra sản phẩmcó chất lượng - Ảnh: H.T
Hiện nay, nguyên liệu chế biến sản phẩm gỗ của công ty được cấp chứng chỉ của Hội đồng quản trị rừng FSC cho nên sản phẩm làm ra được đánh giá cao, người tiêu dùng trong nước và nước ngoài đón nhận. Không chỉ xuất khẩu sang thị trường châu Á, các nước thuộc khu vực Trung Đông…, các sản phẩm gỗ của công ty đã thay thế được hàng ngoại nhập. Năm 2022 doanh thu đạt 1.287 tỉ đồng, nộp vào ngân sách nhà nước 80,195 tỉ đồng; thu nhập bình quân đạt 11,5 triệu đồng/người.

Tại Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ Tiến Phong (Công ty TNHH Tiến Phong Cam Lộ), ngay từ những ngày đầu năm mới Quý Mão, hơn 300 cán bộ, công nhân công ty đã khẩn trương lao động sản xuất để kịp đơn hàng xuất khẩu đi nước Anh vào tháng 3/2023 với khoảng 130 khối thành phẩm là các sản phẩm bàn ghế sopha góc, giường tắm nắng...

Hoạt động sản xuất tại Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ Tiến Phong (Công ty TNHH Tiến Phong Cam Lộ) - Ảnh: H.T
Hoạt động sản xuất tại Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ Tiến Phong (Công ty TNHH Tiến Phong Cam Lộ) - Ảnh: H.T
Được biết, các mặt hàng sản xuất tại nhà máy chủ yếu hàng nội thất và ngoại thất ngoài trời. Thị trường xuất khẩu sang các nước châu Âu, Australia, Bắc Mỹ... đưa doanh thu bình quân hằng năm của công ty đạt 150 tỉ đồng. Đến hết tháng 12/2022 doanh thu của công ty đạt hơn 7 triệu USD.

Đây là sự nỗ lực không nhỏ của doanh nghiệp (DN) trong bối cảnh đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU đang gặp nhiều khó khăn. Cùng với việc tăng tốc sản xuất ngay từ đầu năm mới, công ty tăng cường cải tiến các thiết bị để nâng cao công suất, sản lượng, chất lượng mẫu mã sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước và thế giới.

Năm 2023, dự báo hoạt động sản xuất-kinh doanh còn nhiều khó khăn, nhưng DN cũng đã chủ động xây dựng các kế hoạch, chiến lược kinh doanh cụ thể, với quyết tâm tăng trưởng cao, đặt mục tiêu đạt doanh thu 8 triệu USD.

Tham quan mô hình trồng rừng gỗ lớn phục vụ vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu của Hợp tác xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ - Ảnh: H.T
Tham quan mô hình trồng rừng gỗ lớn phục vụ vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu của Hợp tác xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ - Ảnh: H.T
Tỉnh Quảng Trị đang có trên 120 DN, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, chủ yếu là gỗ MDF, ván ghép thanh, mộc mỹ nghệ, viên nén và dăm gỗ tập trung ở các địa bàn như TP. Đông Hà, thị xã Quảng Trị và các huyện Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Vĩnh Linh, Cam Lộ.

Để giúp DN chủ động hội nhập kinh tế, giảm rủi ro trong xuất khẩu hàng hóa, thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung hỗ trợ các DN, cơ sở sản xuất chế biến gỗ từng bước chuyển đổi mặt hàng phù hợp với quy hoạch chiến lược phát triển và xu hướng thị trường ngành chế biến gỗ, đặc biệt là thị trường EU sau khi Việt Nam và EU ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT).

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tăng cường hỗ trợ chi phí tham gia hội chợ triển lãm gỗ và sản phẩm gỗ, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu theo hướng nâng mức chi thực tế và số lần tham dự so với chính sách hiện hành, áp dụng đến hết năm 2025 để khuyến khích các DN tham gia hội chợ triển lãm nước ngoài, nhất là hội chợ triển lãm gỗ và sản phẩm gỗ tại Singapore, Mỹ, EU để phát triển thị trường xuất khẩu.

Tăng cường công tác thông tin thị trường, xử lý thông tin nhanh và dự báo chính xác tình hình cung-cầu, giá cả thị trường, rào cản kỹ thuật thương mại...nhằm giúp DN chủ động hội nhập kinh tế, giảm rủi ro trong xuất khẩu hàng hóa.

Sản phẩm của Công ty CP gỗ MDF-VRG Quảng Trị được khách hàng trong nước đánh giá cao về chất lượng - Ảnh: H.T
Sản phẩm của Công ty CP gỗ MDF-VRG Quảng Trị được khách hàng trong nước đánh giá cao về chất lượng - Ảnh: H.T
Bên cạnh đó, tỉnh cũng tăng cường phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại-Bộ Công thương để hỗ trợ các DN gửi sản phẩm giới thiệu tại các Trung tâm Thương mại Việt Nam ở nước ngoài.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại nhằm tháo gỡ khó khăn để tăng trưởng, các DN trong tỉnh cũng cần quan tâm tới việc cơ cấu lại nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, ứng phó phù hợp với những biến động của thị trường; thực hiện nghiêm quy định về hồ sơ nguồn gốc lâm sản và các quy định khác có liên quan trong hoạt động sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, tăng doanh thu cho DN, từ đó đóng góp vào quá trình phát triển KT-XH của tỉnh.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Xây dựng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng gắn với công nghiệp chế biến, xuất khẩu

Phan Việt Toàn |

Theo Quyết định số 1088/QĐ-BNN-KTHT ngày 25/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là 2 trong 5 vùng sản xuất nguyên liệu sản phẩm nông, lâm nghiệp quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên cơ sở liên kết bền vững giữa các hợp tác xã (HTX) nông lâm nghiệp với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả và bền vững quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

2 nhà máy chế biến dăm gỗ ở Cam Lộ hoạt động không phép

Trường Nguyên |

UBND huyện Cam Lộ vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Trị về tình hình hoạt động của các dự án chế biến dăm gỗ trên địa bàn huyện.

Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu

Lê An |

Ngày 9/8, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị tổ chức diễn đàn Khuyến nông Nông nghiệp với chủ đề giải pháp phát triển vùng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu.

Nông dân phấn khởi vì giá gỗ rừng trồng tăng cao

Thu Hạ |

Thời gian gần đây, giá gỗ keo lá tràm nguyên liệu liên tục tăng, đạt mức trên 1,3 triệu đồng/tấn, nhu cầu thị trường tăng mạnh nên người trồng rừng trên địa bàn tỉnh rất phấn khởi.