Đường sắt Cát Linh-Hà Đông chậm tiến độ, bị tăng 7,8 triệu USD chi phí

Việt Hùng |

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông do không thể hoàn thành theo đúng tiến độ nên đã bị tăng 7,8 triệu USD chi phí hợp đồng tư vấn giám sát.

Do hợp đồng EPC (thiết kế, mua sắm và xây dựng) dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông không thể hoàn thành đúng tiến độ, phải kéo dài thời gian thực hiện, làm tăng chi phí hợp đồng tư vấn giám sát, cần bổ sung khoảng 7,83 triệu USD.

Thông tin trên được đưa ra trong văn bản của Bộ Giao thông Vận tải gửi Bộ Tài chính về việc sửa đổi điều 1.7 của Hiệp định vay bổ sung cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông, sử dụng vốn vay Trung Quốc.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sắp được đưa vào vận hành khai thác thương mại. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sắp được đưa vào vận hành khai thác thương mại. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Đáng chú ý, nguồn vốn đối ứng của dự án còn lại rất ít, trong khi Hiệp định vay bổ sung còn dư khoảng 26,421 triệu USD. Vì vậy, Ban quản lý dự án đường sắt đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải.

Ngày 29/4/2021, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc về việc sửa đổi khoản 1.7, điều 1 của Hiệp định vay bổ sung và xem xét, chấp thuận bổ sung hợp đồng tư vấn giám sát vào phạm vi tài trợ của hiệp định vay bổ sung.

Ngày 20/8/2021, Ban quản lý dự án đường sắt báo cáo Bộ Giao thông Vận tải là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc thông báo 2 nội dung đề nghị của Bộ đã được ngân hàng này trả lời tại thư ngày 16/3. Theo đó, "Phụ lục hợp đồng EPC đã được hai bên xác nhận và không cần thiết phải sửa đổi điều 1.7 của Hiệp định vay" và "Hợp đồng tư vấn giám sát không thể được tài trợ bởi khoản vay."

Được biết, Bộ Giao thông Vận tải đã có báo cáo Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đối với công tác đánh giá an toàn hệ thống của dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông và vẫn đang chờ cơ quan này xem xét, nghiệm thu đối với dự án này./.

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông được khởi công vào tháng 10/2011 do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD (khoảng hơn 20.000 tỷ đồng). Đường sắt Cát Linh-Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5km (từ Cát Linh đi Hà Đông) 12 nhà ga trên cao. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80km/giờ, vận tốc bình quân khai thác 35km/giờ, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến. Theo tính toán, đoàn tàu đi từ đầu ga Cát Linh đến ga Yên Nghĩa sẽ mất 23 phút với 12 nhà ga, thời gian chạy từ ga này đến ga kia là khoảng 1 phút với quãng dừng khoảng 30-45 giây.

(Nguồn: Vietnam+)

TAGS

Dự án đường sắt cao tốc Thái Lan-Trung Quốc bị trì hoãn

PV |

Dự kiến công việc sẽ được triển khai trở lại khi tình hình dịch Covid-19 có dấu hiệu cải thiện.

Quảng Trị phối hợp với ngành đường sắt đưa người dân từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch đợt 1

Tú Linh |

Ngày 24/7/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng ký Quyết định số 1901/QĐ-UBND về việc thành lập đoàn công tác tiếp nhận, vận chuyển công dân Quảng Trị đang lưu trú tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam gặp khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19 có nguyện vọng trở về Quảng Trị. 

Đường sắt khai trương đoàn tàu container đầu tiên từ Việt Nam sang Bỉ

Quang Toàn |

Tàu xuất phát từ ga Yên Viên (Việt Nam), điểm đến là thành phố Liege (Bỉ). Sau đó, tiếp chuyển container bằng đường bộ đến điểm đích là thành phố Rotterdam (Hà Lan).

Thông tuyến đường sắt Bắc Nam sau hơn 10 giờ bị tắc nghẽn

Hoàng Táo |

Đường sắt Bắc Nam chính thức thông tuyến, khai thác trở lại vào lúc 20 giờ 20 phút tối 17/7, sau hơn 10 giờ bị tắc nghẽn do tàu hàng SH4 trật bánh xảy ra tại ga Sa Lung (xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh  Linh, tỉnh Quảng Trị).