Ghép tế bào gốc cứu bệnh nhi 5 tuổi

Thế Phong |

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nôn mửa, ăn uống kém, đau bụng, bụng chướng căng và được chẩn đoán u nguyên thần kinh nguy cơ cao. Sau khi được điều trị và ghép tế bào gốc, bệnh nhi đã phục hồi nhanh chóng và được xuất viện.


BV Trung ương Huế vừa tổ chức lễ ra viện cho bệnh nhân Hồ Chi N. (5 tuổi, dân tộc Vân Kiều, trú tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) sau khi điều trị và ghép tế bào gốc.

Tháng 5/2020, cháu N. nhập viện trong tình trạng nôn mửa, ăn uống kém, đau bụng, bụng chướng căng. Trẻ được làm đầy đủ các xét nghiệm và được chẩn đoán u nguyên thần kinh nguy cơ cao.

U nguyên bào thần kinh là ung thư hệ thần kinh giao cảm, một dạng u đặc phổ biến nhất của trẻ nhỏ, chiếm tỉ lệ 7-8% của tất cả các loại ung thư ở trẻ em. Tỷ lệ mắc cao nhất ở trẻ khoảng 2 tuổi.

Bệnh nhi được hội chẩn toàn viện, dưới sự chủ trì của Ban Giám đốc và lên kế hoạch điều trị đa mô thức cho bệnh lý hiểm nghèo này. Kế hoạch điều trị của cháu được đưa ra rõ ràng, thống nhất, với các bước như sau: Điều trị hóa chất theo phác đồ nguy cơ cao, thu hoạch tế bào gốc, phẫu thuật bóc u và ghép tế bào gốc.

BV Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho cháu N.
BV Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho cháu N.

Sau khi thông báo kế hoạch điều trị, gia đình bệnh nhi rất lo lắng vì không có kinh phí để ở lại điều trị, cũng như để ghép tủy. BV Trung ương Huế đã giải tỏa nỗi lo lắng này bằng cách kêu gọi các tổ chức từ thiện hỗ trợ toàn bộ chi phí ghép tủy, ăn uống cho cháu N. với tổng kinh phí hơn 400 triệu đồng.

Trong quá trình ghép tủy, việc sử dụng hóa chất liều cao khiến bệnh nhi bị loét niêm mạc miệng, nhiễm trùng sau ghép. Nhưng với sự theo dõi sát sao và điều trị tích cực của các thầy thuôc, cháu đã phục hồi nhanh chóng và được xuất viện trong niềm vui khôn xiết của gia đình.

GS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc BV Trung ương Huế chia sẻ: “BV đã ghép tủy tự thân cho 8 cháu, trong đó 7 cháu bị u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao và 1 cháu u nguyên bào võng mạc di căn. Hiện tại, BV đang ghép tủy ca thứ 9 bị u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao. Thời gian sắp tới, BV tiếp tục thực hiện ghép tế bào gốc tự thân cho rất nhiều cháu từ mọi miền đất nước chuyển đến với các bệnh lý như lymphoma non Hodgkin tái phát, u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao”.

(Nguồn: Báo Chính Phủ)

TAGS

Ghép tạng của chàng trai 24 tuổi bị tai nạn, cứu sống 4 người

Thanh Mai |

Các tạng hiến gồm một lá gan, một quả tim, hai quả thận, trong đó các tạng được bảo quản trong nhiều lớp lạnh 4 độ C để đưa về TP.HCM.

Thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân đầu tiên tại miền Trung

Thiên Sơn |

Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị cho bệnh nhân U lympho không Hodgkin đầu tiên tại miền Trung.

Bệnh viện TW Huế thực hiện thành công ca ghép tim xuyên Việt đặc biệt

Mai Trang |

Điều đặc biệt của ca ghép tim xuyên Việt lần này là tạng hiến không ở các thành phố lớn, không thuận tiện cho việc vận chuyển mà ở Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Cô bé ghép gan đầu tiên ở Việt Nam phải ghép gan lần 2

Lệ Hà |

Gần 17 năm đã qua từ ca ghép gan đi vào lịch sử ngành Ghép tạng Việt Nam, bé Nguyễn Thị Diệp (ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) - bệnh nhân may mắn được chọn ghép - nay đã là cô gái 26 tuổi. Quãng thời gian sau ghép gan, Diệp đã quay trở lại với cuộc sống bình thường, có việc làm ổn định nhưng hiện Diệp phải đối mặt với nguy cơ tái ghép gan để tiếp tục cuộc sống.