Giải pháp nào đưa Đà Nẵng phục hồi kinh tế sau COVID-19​?

Võ Văn Dũng |

Đứng trước những thách thức, khó khăn mà dịch COVID-19 gây ra, thành phố Đà Nẵng đã triển khai các biện pháp đồng bộ, đa chiều, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu kép.

Trên thế giới đại dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, gây ra tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế-xã hội nhiều nước.

Đứng trước những thách thức, khó khăn mà dịch COVID-19 gây ra, thành phố Đà Nẵng đã triển khai các biện pháp đồng bộ, đa chiều, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế.

Cổng vào Khu Công nghệ cao thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: TTXVN phát)
Cổng vào Khu Công nghệ cao thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: TTXVN phát)

Trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 Đà Nẵng là một trong các địa phương kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19; kinh tế thành phố trong quý 1 năm 2021 có khởi sắc; thành phố cũng đã tập trung khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, phối hợp các bộ, ngành Trung ương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các Nghị định, Quyết định, chủ trương quan trọng.

COVID-19 vẫn đang tác động lớn đến kinh tế Đà Nẵng

Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2021, hoạt động du lịch tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ quý 1 ước đạt 610,6 nghìn lượt, giảm 52,5% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, khách quốc tế ước đạt 48,6 nghìn lượt, giảm 91,7%. Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 170,3 tỷ đồng, giảm 61,3%.

Với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, từ tháng 3/2020 đến nay, tất cả các đường bay quốc tế đến Đà Nẵng đều tạm dừng hoạt động; hiện nay, có 11 đường bay nội địa đến Đà Nẵng với tần suất hơn 300 chuyến/tuần.

Đánh giá thực trạng du lịch Đà Nẵng, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho hay, tính đến tháng 2/2021, tại thành phố Đà Nẵng, đã có 50,2% khách sạn, gần 39% lữ hành, 100% khu điểm du lịch, 37% doanh nghiệp vận chuyển du lịch và gần 52% tàu du lịch đã hoạt động trở lại.

Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành tiếp tục duy trì hoạt động với lực lượng nhân sự chính (kế toán, điều hành, không nhận lương, chỉ hưởng hoa hồng từ doanh số). Chỉ có 6,6% doanh nghiệp lữ hành hoạt động bình thường.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng nhận định, nhìn chung tỷ lệ nhân viên làm việc toàn thời gian đều giảm so với trước dịch COVID-19. Đáng chú ý, tỷ lệ nhân sự cấp cao (Chủ đầu tư, Ban giám đốc) tăng gần gấp đôi (từ 11,1% lên 23,1%) và tỷ lệ nhân sự 1/ 10 người làm việc toàn thời gian cũng tăng đến 16,3% so với trước dịch COVID-19. Điều này phản ánh sự thu hẹp quy mô doanh nghiệp về mức tối thiểu do tình hình dịch bệnh, tinh gọn bộ máy, chỉ giữ nhân sự cốt cán.

Ngoài lĩnh vực du lịch, một số lĩnh vực khác vẫn đang chịu tác động lớn bởi dịch bệnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) thành phố quý 1 năm 2021 giảm 5,4% so với cùng kỳ 2020. Tổng sản lượng thủy sản quý 1 năm 2021 ước đạt 10.036,2 tấn, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 9.750 tấn, giảm 2,7%.

Giải pháp phục hồi

Trước tình trạng hoạt động du lịch bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng Cao Trí Dũng mong muốn thành phố Đà Nẵng tạo ra những sản phẩm chất lượng, chống bán phá giá và hài hòa lợi ích của các bên tham gia; trong đó có doanh nghiệp vận chuyển, lữ hành, khách sạn, hàng không; tổ chức các sự kiện quy mô để thu hút khách cũng như mang các sự kiện lớn về Đà Nẵng; tiếp cận với các tập đoàn lớn (ngoài ngành du lịch). Đối với kích cầu du lịch đợt 3, cần tăng cường truyền thông và phổ biến đến hai đầu đất nước.

Một góc thành phố Đà Nẵng năm 2021. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Một góc thành phố Đà Nẵng năm 2021. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Theo ông Cao Trí Dũng, hình ảnh du lịch Đà Nẵng cần xuất hiện nhiều hơn trên các kênh truyền hình Trung ương vào các khung giờ vàng, cũng như tại các thị trường có đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng.

Ngoài ra, Đà Nẵng cần chủ động kích cầu dòng khách tại chỗ (người dân Đà Nẵng) trải nghiệm dịch vụ, hình thành các chính sách riêng cho người Đà Nẵng; xây dựng Ứng dụng đăng tải thông tin doanh nghiệp du lịch, từng bước hình thành Online Travelmart (chợ trực tuyến du lịch) để khách hàng, doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch trực tuyến.

Ông Cao Trí Dũng kiến nghị thành phố ban hành những gói vay ưu đãi dễ tiếp cận; giảm các khoản thuế, giãn các khoản đóng và phạt nộp chậm Bảo hiểm xã hội; Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp, khóa học đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng cho lao động ngành khách sạn, hướng dẫn viên, lữ hành, vận chuyển...

Để phục hồi kinh tế sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Đà Nẵng đã đưa ra những biện pháp kịp thời, nhằm hỗ trợ, duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, góp phần hạn chế suy giảm tăng trưởng kinh tế.

Bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cho hay, để phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, Đà Nẵng luôn thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ như chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố, khai báo y tế, kiểm soát, phát hiện, cách ly y tế, xét nghiệm người từ vùng dịch trở về thành phố Đà Nẵng.

Sẵn sàng các nguồn lực, chuẩn bị kích hoạt các phương án, kịch bản phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ quan, đơn vị tùy theo diễn biến của dịch bệnh; đảm bảo chặt chẽ, cụ thể, không để bị động, bất ngờ, kịp thời ứng phó với các tình huống của dịch bệnh theo phương châm 4 tại chỗ.

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cho hay, để vực dậy ngành du lịch, trong thời gian tới, Đà Nẵng sẽ tổ chức nhiều hoạt động kích cầu, xây dựng các điểm mới thu hút khách du lịch.

Điển hình, Đà Nẵng tổ chức thí điểm chương trình “Đà Nẵng về đêm-Danang By Night”; thí điểm các hoạt động vui chơi giải trí đêm tại bãi biển Mỹ An; triển khai Đề án Cơ cấu lại ngành du lịch thành phố Đà Nẵng; liên kết hợp tác phát triển du lịch; chuyển đổi số trong hoạt động du lịch...

Đẩy mạnh công tác truyền thông, xúc tiến quảng bá điểm đến Đà Nẵng; tăng cường xúc tiến các hoạt động quảng bá, xúc tiến của 4 địa phương Huế-Đà Nẵng-Quảng Nam-Quảng Bình tại Hà Nội.

Ngoài ra, Đà Nẵng tiếp tục hoàn thiện chuyên đề về phát triển du lịch thủy nội địa; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, người dân hình thành sản phẩm du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng…

Cùng với đó, ngành du lịch sẽ tập trung phát triển nguồn nhân lực du lịch và nâng cao năng lực chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh du lịch trong năm 2021; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ nguồn nhân lực du lịch.

Về thương mại, ông Lê Trung Chinh nêu rõ, Đà Nẵng triển khai xây dựng chợ đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; tổ chức Hội nghị công bố Đề án đề xuất mạng lưới trạm sạc điện…

Bên cạnh đó, Đà Nẵng thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử, chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.” Tổ chức các chương trình kết nối giao thương doanh nghiệp với các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước tại các chương trình xúc tiến thương mại năm 2021 của thành phố và của các tỉnh, thành phố khác…

Riêng với lĩnh vực ngân hàng, tài chính, theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, các cơ quan chức năng sẽ làm việc với doanh nghiệp để nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ của ngân hàng; tập trung cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh...

Triển khai lập đề án Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ…

Về sản xuất công nghiệp, Đà Nẵng tiếp tục triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, động lực ngành công thương, trong đó tập trung hoàn thành thủ tục kêu gọi đầu tư các khu, cụm công nghiệp…

Với lĩnh vực thủy sản nông lâm, Đà Nẵng phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện các chính sách phát triển thủy sản; hoàn thiện các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác của các tàu cá xa bờ; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sạch, xây dựng mô hình sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị và thu hút đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố; tiếp tục triển khai Dự án nâng cấp, mở rộng Cảng cá Thọ Quang và xây dựng lộ trình chấm dứt việc nuôi cá lồng bè trên lưu vực sông Cẩm lệ, Cổ cò, vịnh Mân Quang…

“Năm 2021 là một năm đầy thách thức và cơ hội đối với thành phố Đà Nẵng. Với kế hoạch đặt ra, Đà Nẵng sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các chỉ đạo của Trung ương nhằm đảm bảo mục tiêu kép, vừa phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phục hồi tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Đà Nẵng quyết tâm triển khai thành công chủ đề năm 2021 “Năm khôi phục tăng trưởng và đẩy mạnh phát triển kinh tế,” Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh nhấn mạnh.

 (Nguồn: TTXVN)

TAGS

Đà Nẵng: Truy vết các F1 của chuyên gia Trung Quốc dương tính SARS-CoV-2

Hữu Long |

Một trong 5 chuyên gia Trung Quốc của Công ty Trung Bắc Á đã được phát hiện nhiễm COVID-19 khi trở về nước. Đáng nói, sau khi hoàn thành cách ly tập trung tại TP.Yên Bái đã di chuyển qua nhiều nơi ở Việt Nam, trong đó có Đà Nẵng.

Giải Bóng đá đồng hương Quảng Trị tại TP.Đà Nẵng lần thứ VI-2021

Minh Đức |

Ngày 25/4/2021, tại TP.Đà Nẵng, Hội đồng hương Quảng Trị tại TP.Đà Nẵng và Câu lạc bộ Tuổi trẻ Quảng Trị, Thánh Bào.TV-Kênh truyền thông đa phương tiện phối hợp tổ chức bế mạc Giải Bóng đá đồng hương Quảng Trị tại TP.Đà Nẵng lần thứ VI-2021 tranh Cup Đồng Hành Limousine.

Khẩn tìm người trên xe khách Đà Nẵng - Hà Nội có ca dương tính nCoV

Phạm Quý |

Chiều 29/4, Bộ Y tế tiếp tục ra thông báo khẩn số 36 tìm người trên chuyến xe khách từ Đà Nẵng ra Hà Nội cùng ca dương tính nCoV ở Hà Nam.

Đà Nẵng dừng các sự kiện, hoạt động văn hóa nghệ thuật

PV |

Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng yêu cầu các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị, dừng tất cả các hoạt động, sự kiện tập trung đông người cho đến khi có thông báo mới.