Hơn 1,5 tỉ đồng hỗ trợ nhân rộng các đề tài khoa học

Hà Vân An |

Nhằm nâng cao tính thực tiễn của các đề tài nghiên cứu khoa học, năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ 1,129 tỉ đồng cho 36 mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học trong và ngoài tỉnh, nâng tổng số mô hình được hỗ trợ kinh phí ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học theo Nghị quyết số 31 ngày 14/12/2017 của HĐND tỉnh lên 48 mô hình với tổng kinh phí 1,587 tỉ đồng.

 

Các mô hình được hỗ trợ đã mang lại hiệu quả đáng kể như: Mô hình chăn nuôi gà đồi ở xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài gà ri lai vàng rơm của Hội Nông dân tỉnh; mô hình nhà lưới trồng hoa trái vụ ở Khe Sanh ứng dụng kết quả nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao ở Sa Mù, huyện Hướng Hóa của Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN tỉnh; mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời vào hệ thống náo đảo tự động trong sản xuất nước mắm truyền thống ở xã Gio Việt, huyện Gio Linh...

Mô hình chăn nuôi gà đồi ở xã Vĩnh Chấp ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài gà ri lai vàng rơm của Hội Nông dân tỉnh - Ảnh: H.V.A ​
Mô hình chăn nuôi gà đồi ở xã Vĩnh Chấp ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài gà ri lai vàng rơm của Hội Nông dân tỉnh - Ảnh: H.V.A ​

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

10 phát hiện khoa học đáng chú ý nhất trong năm 2020

Thanh Mai |

National Geographic công bố 10 phát hiện khoa học ấn tượng nhất năm 2020.

Nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Noam Chomsky

Thùy Giang |

PGS Trần Xuân Bách (sinh năm 1984) là Phó trưởng Bộ môn Kinh tế Y tế, Trường Đại học Y Hà Nội, Giáo sư (kiêm nhiệm) ở Đại học John Hopkins và là thành viên của các mạng lưới kết nối tri thức toàn cầu.

Nhà khoa học "đốt" nhẹ tênh 5 tỉ tiền thuế dân

Anh Đào |

“Đốt” đủ 5 tỉ đồng đề án khoa học về bò, vị PGS.TS "thanh thản" nói ông không còn liên quan gì nữa, bỏ mặc đàn bò gầy trơ xương, đi không nổi.

Ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản phẩm cam hữu cơ Quảng Trị

Lê Thảo |

Cây cam do người dân du nhập vào trồng tại Quảng Trị từ đầu những năm 1990, tập trung chủ yếu ở vùng phía Tây của huyện Hải Lăng. Những năm gần đây, cây cam đã dần khẳng định sự thích nghi và mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất vì vậy diện tích đang ngày càng được mở rộng ra nhiều địa phương. Để giúp người dân làm giàu trên mảnh đất của mình, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển giá trị sản phẩm từ cây cam là rất cần thiết.