10 phát hiện khoa học đáng chú ý nhất trong năm 2020

Thanh Mai |

National Geographic công bố 10 phát hiện khoa học ấn tượng nhất năm 2020.

1. Tìm thấy vật chất cổ xưa hơn hệ mặt trời

Hàng tỷ năm trước, khi hệ mặt trời còn chưa hình thành, một ngôi sao khi chết phát tán ra không gian lượng bụi, mảnh vỡ khổng lồ, văng vào thiên thạch, sau đó va chạm với Trái đất. Các phần bụi sao trên thiên thạch có tuổi đời từ 4,6 đến 7 tỷ năm. Theo ước tính phần bụi này chỉ chiếm 5% của thiên thạch đang phân tích nên sẽ có nhiều manh mối về lịch sử của dải ngân hàng có thể được khám phá.

2. Tìm thấy phôi khủng long bạo chúa

Có hai dấu tích khác nhau, đó là móng chân khủng long được khai quật năm 2018 ở Canada và một được khôi phục từ hàm dưới khủng long được khai quật năm 1983 ở Montana.Cả hai dấu tích đều có tuổi đời từ 71 đến 75 triệu năm. Các nhà khoa học kết luận khủng long bạo chúa ban đầu có kích thước khá nhỏ, chỉ gần 1 mét, nhỏ bằng 1 phần 10 khủng long trưởng thành.

 

3. Sao Hỏa đang phát ra âm thanh

Tháng 11/2018, một tàu vũ trụ tiếp cận được sao Hỏa và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu hành tinh này, trong đó phát hiện ra tiếng ồn có trên hành tinh này. Với sao Hỏa, những âm thanh này lại rất khác. Nhiều giả thiết được đưa ra, trong đó có cả tiếng vọng khi tàu đổ bộ tiếp cận bề mặt hành tinh. 

4. Giải đáp bí ẩn ngôi sao khổng lồ Betelgeuse

Đây là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời từ trước đến nay trong chòm sao Lạp Hộ. Tới tháng 12/2019, ngôi sao này bất ngờ mờ đi. Ban đầu các nhà khoa học cho rằng ngôi sao này đang tới cuối vòng đời và khi nào phát nổ, nó sẽ sáng hơn cả trăng tròn. Nhưng tháng 8/2020, NASA lại công bố lý do là nó tự che mờ chính mình. Kính viễn vọng Hubble thấy ngôi sao có thể phóng ra một tia plasma nguội nhanh. Quá trình này tạo ra một đám mây mù, chặn ánh sáng của chính nó, và khiến người yêu thiên văn trên toàn Trái đất nghĩ rằng nó bị tối đi. Tới mùa xuân 2020, ngôi sao sáng lại bình thường.

 

5. Tìm thấy hóa thạch khủng long

Năm 2011, một hóa thạch được khai quật tại mỏ dầu ở Alberta chưa một con khủng long 110 triệu năm tuổi. Tới năm 2020, dạ dày của hóa thạch các món mà con khủng long đã ăn vài giờ trước khi chết. Món ăn của con khủng long này là một loại cây dương xỉ.

6. Đợt bùng phát dịch Ebola thứ 2 kết thúc

Ngày 25/6 năm nay, tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố đợt bùng phát dịch Ebola lớn thứ 2 thế giới đã kết thúc. Đợt dịch này làm hơn 3.480 người nhiễm, 2.300 người thiệt mạng. Ebola là bệnh giống với sốt xuất huyết, lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp với máu, chất dịch của người bệnh hoặc động vật. 

 

7. Tìm thấy hộp sọ người đứng thẳng cổ nhất

Người đứng thẳng (Home erectus) được coi là một trong những tổ tiên của con người ngày nay. Một hộp sọ của người đứng thẳng đầu tiên đã được tìm thấy ở Nam Phi. Chiếc sọ này có niên đại khoảng 2 triệu năm tuổi.

8. Dấu vết về DNA khủng long đầu tiên

Mới đây các nhà khoa học đã đạt được bước tiến lớn trong nghiên cứu DNA của khủng long đầu tiên bằng cách xác định đường viền tế bào, từ đó xác định tiếp đó là dạng nhiễm sắc thể hay nhân chứa cấu trúc DNA. Dù vậy việc chiết xuất DNA từ tế bào hóa thạch vẫn chưa thực hiện được vì chưa thể xác định đó có phải là DNA chưa bị thay đổi hay một sản phẩm phụ di truyền khác.

9. Hang động cho thấy thời điểm con người đến châu Mỹ

Các đồ vật bằng đá tìm thấy trong hang Chiquihuite ở Mexico cho thấy con người đến châu Mỹ khoảng 30.000 năm trước. Các nhà khảo cổ học luôn cho rằng con người tới châu Mỹ từ 13.500 năm trước, vào thời điểm các tảng băng giữa các lục địa tan chảy và hình thành tuyến đường di cư từ châu Á. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại ở đó khi mà các dòng sông băng vẫn chưa tan?

10. Rạn san hô cao hơn tòa nhà Empire State

Một nhóm các nhà khoa học Úc trên tàu nghiên cứu Falkor của viện Đại dương Schmidt khi lập bản đồ đáy biển phía bắc rạn san hô Great Barrier Reef đã vô tình chạm vào một "tòa nhà chọc trời” ở đáy đại dương. Rạn san hô này cao gần 500m, tách rời với các rạn san hô trong cùng khu vực. Cấu trúc tự nhiên này là nơi sống của các loài sinh vật như rùa, cá mập.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Noam Chomsky

Thùy Giang |

PGS Trần Xuân Bách (sinh năm 1984) là Phó trưởng Bộ môn Kinh tế Y tế, Trường Đại học Y Hà Nội, Giáo sư (kiêm nhiệm) ở Đại học John Hopkins và là thành viên của các mạng lưới kết nối tri thức toàn cầu.

Bước đột phá trong ứng dụng khoa học và công nghệ

Kô Kăn Sương |

Những năm qua, ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quảng Trị đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KH&CN và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp có nhiều đột phá, góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, phát triển sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhà khoa học "đốt" nhẹ tênh 5 tỉ tiền thuế dân

Anh Đào |

“Đốt” đủ 5 tỉ đồng đề án khoa học về bò, vị PGS.TS "thanh thản" nói ông không còn liên quan gì nữa, bỏ mặc đàn bò gầy trơ xương, đi không nổi.

Ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản phẩm cam hữu cơ Quảng Trị

Lê Thảo |

Cây cam do người dân du nhập vào trồng tại Quảng Trị từ đầu những năm 1990, tập trung chủ yếu ở vùng phía Tây của huyện Hải Lăng. Những năm gần đây, cây cam đã dần khẳng định sự thích nghi và mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất vì vậy diện tích đang ngày càng được mở rộng ra nhiều địa phương. Để giúp người dân làm giàu trên mảnh đất của mình, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển giá trị sản phẩm từ cây cam là rất cần thiết.