Kỷ niệm 99 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao

Trịnh Yên |

Ngày bé, lớp một, tôi đã đứng trong hàng ngũ chào cờ tổ quốc và hát câu được, câu chăng: “Đoàn quân Việt Nam đi…Chung lòng cứu quốc”…

Một đứa bé 6 tuổi sinh ra giữa thế kỷ XX được chào cờ Tổ quốc lần đầu tiên trong đời thì quá oách, thằng bé nghe cô giáo và các bạn hát, nhìn mồm mấp máy mà hát theo: “Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa”…Thế là thuộc, thế là thích, nào biết đâu hơn 70 năm sau mình vẫn được “Vuốt râu Văn Cao, hát bài Chào cờ Tổ quốc”.

 

Thế hệ chúng tôi thụ động thuộc lời và điệu bài “Tiến quân ca”, đâu biết các câu chữ ở thể thơ ngũ thất, nhịp nhạc 4/4 chậm rãi mà hào hùng đã phát đi tín hiệu linh thiêng sông núi, đoàn kết con người, quyết tâm vệ quốc: “Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước, súng ngoài xa chen khúc quân hành ca, đường vinh quang xây xác quân thù, thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu, vì nhân dân chiến đấu không ngừng, tiến mau ra sa trường. Tiến lên, cùng tiến lên, nước non Việt Nam ta vững bền”.

Sau này vào những năm 70 của thế kỷ XX, gặp được tác giả bài hát là “Con người của hồn thiêng sông núi” này, tôi mới vỡ lẽ ông bị “Tứ khổ” chiếu mệnh hoành hành tâm, thân mà vẫn ngay thẳng như cây cao, bóng cả, hồn nhiên như tiên thánh vị tha, bởi năng lực tâm linh của ông đã cho phép ông như thế, nếu không muốn nói các ngôi sao thần linh hay tử vi đảo số Quý Hợi “song toàn” đã che chở cho ông.

Làm sao không thanh thản được, khi ông mang tâm thế làm thơ nhân vị để chế ngự tứ khổ buồn đau, dùng các nốt nhạc “Mùa xuân đầu tiên”, “Thiên thai”, “Đàn chim Việt” để đè nén các bất công, nghi hoặc, phân rã đến với ông và chính ông còn dùng một năng lực nữa là sáng tác mỹ thuật, vừa dùng hòa sắc để tri ân ngũ, thất cung âm nhạc, vừa để có chút nhuận bút tiền còm cho mình.

Còn nữa, hào khí trong ông vẫn dành cho núi sông, cho nhân tình thế thái cái lãng mạn của âm nhạc kết tinh hoa yêu đương cho đôi lứa vĩnh hằng. Như vậy làm sao Văn Cao “chết được”, làm sao những kẻ chấp ông có bới lông tìm vết đến chết cũng không thấy một nốt nhạc bi ai, một giọng thơ than vãn, phản quốc, một bức tranh trách đời?

Thôi thì các bậc vĩ nhân xin đừng bàn đến họ “còn sống hay đã chết”. Tôi chỉ muốn nhắc đến con số 99 năm nay đã gắn cho tuổi Quý Hợi của Văn Cao một con số đẹp “song Dương” cần vinh danh, cần biết ơn đúng dịp vào ngày này năm 2023, khi Văn Cao kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 (15/11/1923 – 15/11/2023) thì toàn dân trả nghĩa ông thế nào đây.

Nhắc lại hơn 16 năm trước, tôi và họa sĩ, nhà thơ, nhạc sĩ Văn Thao (con trưởng của Văn Cao) đã phối hợp đồng tổ chức các đêm nhạc Văn Cao ở Hà Nội và Nam Định. Đặc biệt chúng tôi về Liên Minh (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) quê gốc của Văn Cao để đặt vấn đề với địa phương cắt đất làm khu tưởng niệm, đến nay tỉnh Nam Định đã cắt đất, thiết kế kiến trúc đã sẵn sàng, tất nhiên là nguồn kinh phí phải xã hội hóa mới xong.

Sắp tới, Trung tâm UNESCO Mỹ thuật (thành viên của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam) sẽ cùng với gia đình nhạc sĩ đứng ra thực hiện các chương trình tiến tới kỷ niệm 100 năm sinh Văn Cao bao gồm: Tổ chức “Hội thảo Thân thế, Sự nghiệp Văn Cao”, “Lễ Kỷ niệm 100 năm, ngày sinh Văn Cao và Quốc ca ra đời” tại quê hương ông.

(Nguồn: Ngày Nay)

 

Người dân Hướng Hóa lưu giữ 412 nhạc cụ truyền thống

Quang Hiệp |

Theo thông tin từ UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), cùng với các cấp, ngành, đơn vị liên quan, thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn đã chung tay bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

"Vua nhạc sến" - nhạc sĩ Vinh Sử qua đời

Thanh Mai |

Dù được sự cứu giúp tận tình của các bác sĩ nhưng ông đã trút hơi thở cuối cùng ngày 10/9, thọ 79 tuổi.

Nhạc sĩ Văn Cao từng phải kiện để đòi lại bản quyền bài "Quốc ca Việt Nam"

Thanh Mai |

Có một người đã nhận vơ phần lời cho nên nhạc sĩ Văn Cao đã phải đâm đơn kiện lên tòa án để đòi bản quyền.

Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh bị kỷ luật cảnh cáo

PV |

Sáng 31/8, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã thông tin chính thức về việc giải trình, kỷ luật đối với giảng viên, nhạc sĩ Hồ Hoài Anh.