Ngành du lịch thí điểm mở cửa đón khách quốc tế từ tháng 7

THANH MAI |

Hội đồng Tư vấn Du lịch lo lắng, nếu không sớm chuẩn bị mở cửa lại thị trường thì Việt Nam sẽ bị tụt lại phía sau.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Ngô Hoài Chung cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu mở lại thị trường du lịch quốc tế trong điều kiện chống dịch COVID-19, ngày 24/3, Tổng cục Du lịch chủ trì cuộc làm việc với đại diện một số bộ ngành liên quan bàn về đề xuất kế hoạch thí điểm đón khách quốc tế vào Việt Nam.

Trước đó, Tổng cục Du lịch từng đề xuất phương án đón khách quốc tế từ giữa tháng 7/2020. Hiện tại, ngành du lịch có thêm thuận lợi từ các chương trình tiêm chủng vắc-xin đại trà trong nước cũng như quốc tế.

Có ba luồng ý kiến xoay quanh “hộ chiếu vắc-xin” và mở cửa thị trường quốc tế: Thứ nhất là ủng hộ việc sử dụng “hộ chiếu vắc-xin” do nhu cầu giao thương, du lịch và phát triển kinh tế đặt ra cấp bách ở nước ta và các quốc gia khác; thứ hai là ý kiến ủng hộ nhưng vẫn bắt buộc thêm yêu cầu cách ly 14 ngày; thứ ba là hoàn toàn không chấp nhận mở cửa quốc tế cho tới khi chấm dứt dịch hoàn toàn.

Tổng cục ghi nhận nhiều ý kiến của các đại diện bộ ngành ủng hộ việc xây dựng kế hoạch thí điểm đón khách trở lại.

“Chúng ta không nhập cuộc ngay chắc chắn sẽ mất thị phần khách quốc tế, bởi nhiều quốc gia sắp tới đồng loạt mở cửa trở lại. Tổng cục Du lịch xây dựng phương án, tham mưu lãnh đạo Bộ VHTTDL trình Chính phủ và chờ lệnh từ Chính phủ. Chúng tôi xác định phải tiến hành thí điểm trên nhiều phương diện từ lựa chọn thị trường khách, quy trình đón khách, điểm đến an toàn cũng như lựa chọn doanh nghiệp đón khách quốc tế. Chúng tôi lấy ý kiến để xây dựng kế hoạch thí điểm mở cửa trở lại từ tháng 7 tới, trình Chính phủ xem xét”, ông Ngô Hoài Chung nói.

 

 Quyết định thí điểm này đều dựa vào tiêu chí chống dịch tốt ở các quốc gia và vùng lãnh thổ, thỏa thuận song phương và chấp nhận kết quả chống dịch, tiêm vắc-xin từ hai phía. Thị trường quốc tế được nhắm tới là Nhật Bản, Hàn Quốc và có thể thêm vùng lãnh thổ Đài Loan. 

Các chuyến bay chở khách quốc tế đều thuộc hình thức charter (thuê bao trọn gói) đảm bảo toàn bộ khách du lịch cùng đến một điểm để đảm bảo an toàn.

Tổng cục Du lịch đề xuất lựa chọn một số doanh nghiệp quy mô, có năng lực tổ chức và tiềm lực kinh tế để đón, phục vụ khách, đồng thời đủ lực xoay xở trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp.

Tổng cục Du lịch chọn thí điểm ở địa phương nào sẵn sàng ủng hộ chính sách mở cửa trở lại, bên cạnh đó phải đáp ứng tiêu chí du lịch hấp dẫn và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Ông Trần Trọng Kiên, thành viên Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB),  Phó chủ tịch là ông Kenneth Atkinson và ông Võ Anh Tài ký tên vào lá thư gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất quanh “hộ chiếu vắc-xin” và câu chuyện mở cửa trở lại thị trường du lịch quốc tế.

Lãnh đạo TAB nhấn mạnh, bất kỳ sự mở cửa cho du lịch như thế nào cũng cần phải an toàn và có lộ trình, cần có các chính sách yêu cầu hộ chiếu tiêm chủng (hộ chiếu vắc-xin); kiểm tra Covid-19 trước chuyến bay và kiểm tra khi đến; nên có chính sách bảo hiểm y tế du lịch bắt buộc, bao gồm bảo hiểm Covid-19 cho tất cả khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách Việt Nam du lịch nước ngoài.  

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban Thư ký TAB dẫn chứng một loạt chính sách mở cửa ở một số thị trường du lịch lớn mạnh, trong đó Singapore đó là thiết lập hai hình thức đi lại với một số quốc gia được phê duyệt thông qua Thẻ thông hành hàng không (Air Travel Pass) và Làn xanh đối ứng (Reciprocal Green Lanes). Thẻ thông hành hàng không dành cho du khách từ Úc, Brunei, Trung Quốc đại lục, New Zealand và Đài Loan. Làn xanh đối ứng đã được thiết lập với Brunei, Trung Quốc đại lục (các tỉnh Trùng Khánh, Quảng Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Thiên Tân, Chiết Giang) và một số thị trường khác nhưng đang tạm hoãn như Đức, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia và Hàn Quốc.

Hội đồng Tư vấn Du lịch lo lắng, nếu không sớm chuẩn bị mở cửa lại thị trường thì Việt Nam sẽ bị tụt lại phía sau.

“Chúng ta có nhiều việc cần làm, nhưng ngay từ lúc này phải nghĩ tới việc chuẩn bị cho mở cửa trở lại đón khách quốc tế. Không tính tới đóng góp của nguồn khách quốc tế chiếm tới hơn 50% doanh thu, du lịch tạo ra việc làm cho khoảng 4,5 triệu lao động. Nếu chỉ phục hồi du lịch nội địa thì chưa thể xem là phục hồi hoàn toàn”, ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban Thư ký TAB nói. 

(Nguồn: phunumoi)

TAGS

Du lịch Việt Nam 2021-2023: Những cơ hội trong giai đoạn phục hồi mạnh mẽ

CTV Đỗ Linh |

Đại diện Tổng cục Du lịch, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ, lãnh đạo nhiều tỉnh thành và các doanh nghiệp du lịch hàng không lớn... sẽ cùng tham gia Tọa đàm “Du lịch Việt Nam 2021-2023: Những cơ hội trong giai đoạn phục hồi mạnh mẽ” tại Sầm Sơn ngày 3/4 tới.

Du lịch Đà Nẵng ngóng “hộ chiếu vaccine”

Phương Cúc |

Vaccine phòng Covid-19 đang được triển khai rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang mở ra cơ hội phục hồi nhanh chóng cho ngành du lịch.

Miền Trung lọt Top 7 điểm du lịch an toàn do Mỹ bình chọn

PV |

Nhờ vào những thành công trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, thế giới giờ đây đã không chỉ nhìn nhận Việt Nam như một điểm đến được ưu ái bởi vẻ đẹp thiên nhiên trác tuyệt mà còn là một nơi an toàn.

Thừa Thiên Huế phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới

Lê Hiếu |

Thừa Thiên Huế đang tập trung xây dựng những thương hiệu lớn như Huế - Kinh đô ẩm thực, Huế - kinh đô áo dài… tạo điểm nhấn cho du lịch, phát triển du lịch thông minh...