Thế giới sẽ như thế nào nếu loài người… ngồi yên trong nhà? Bỏ qua những hệ luỵ khác, chỉ xét về mặt tích cực thì trái đất sẽ biết ơn về điều này.
1. Ba tháng chống giặc – dịch COVID- 19 vừa qua mới thấy dân Việt ta rất đoàn kết. Một thành quả chống dịch như thế đáng để cho thế giới phải ngưỡng mộ, học hỏi. Khi đất nước “hữu sự” như những ngày tháng qua, từng bó rau, mớ cà của nhà nông gói gém để ủng hộ nhà nước chống dịch qua các chốt cách ly; những cụ già bòn, vét túi để ủng hộ chính quyền chống dịch… Nhiều gương điển hình như thế đã truyền đi thông điệp đoàn kết, trách nhiệm, yêu nước cho toàn dân tộc.Ấy vậy mà có những “con sâu” đã làm “xấu đội hình". Với vị trí lãnh đạo của một Trung tâm y tế dự phòng ở giữa thủ đô nhưng nhân cách, đạo đức xói mòn khi trục lợi trong mùa dịch. Chân dung ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) là một điển hình như thế.
https://zingnews.vn/loi-dung-dich-covid-19-de-vo-vet-la-bat-nhan-bat-nghia-post1076581.html
Nới lỏng nhưng không chủ quan, mất cảnh giác. Không được suồng sã trong mọi sinh hoạt, sản xuất, đi lại là điều kiện tiên quyết để chống dịch lâu dài.
http://kinhtedothi.vn/noi-gian-cach-xa-hoi-nguoi-dan-khong-the-chu-quan-382115.html
Trong vụ Nguyễn Bắc Son, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông cùng 8 đồng phạm có đơn kháng cáo trong vụ án Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty CP Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), ở phiên toà TAND Cấp cao tại Hà Nội ngày 23.4, ông Son cũng thừa nhận đây là vụ án có số tiền nhận hối lộ đặc biệt chưa từng có (3 triệu USD) nhưng sau đó lại xin giảm án…
4. Thế giới sẽ như thế nào nếu loài người… ngồi yên trong nhà? Bỏ qua những hệ luỵ khác, chỉ xét về mặt tích cực thì trái đất sẽ biết ơn về điều này. Bởi hành tinh này sẽ sạch hơn, sáng hơn, đẹp hơn. Thực tế sau thời gian hạn chế đi lại do dịch COVID- 19, với số lượng một nửa hành tinh ngồi yên ở nhà thì trái đất đã đỡ ô nhiễm hơn.Điều này nói lên rằng, không ai khác ngoài con người đang quyết định số mệnh của hành tinh mình. Và thông diệp đưa ra rằng, hãy sống, hành động như thế nào để bảo vệ ngôi nhà chung này.
5. Cái chết của tiến sĩ Bùi Quang Tín giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh, nguyên Phó Trưởng phòng, phụ trách phòng Tư vấn Tuyển sinh và Phát triển Thương hiệu, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM còn nhiều điều bí ẩn, thu hút sự quan tâm của nhân dân.Việc trích xuất dữ liệu từ email, zalo và điện thoại của ông Tín để phục vụ điều tra là hướng đi khiến nhiều người hi vọng sẽ tìm ra nguyên nhân cái chết.