Thu hồi đất hơn 50 ha đất của Công ty Hoàng Khang Quảng Trị do dự án chậm tiến độ

Vân Phong |

Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị xác nhận, UBND tỉnh vừa có quyết định thu hồi 504.426 m2 tại Cụm công nghiệp Đông Gio Linh, xã Gio Việt, huyện Gio Linh của Công ty TNHH MTV Hoàng Khang Quảng Trị (Công ty Hoàng Khang Quảng Trị) đã được UBND tỉnh giao đất có thu tiền sử dụng đất tại Quyết định 1793/QĐ-UBND ngày 2/10/2012 và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BI 824789 cấp ngày 19/8/2013.

Lý do vì công ty này sử dụng đất chậm tiến độ quá 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ ngày bàn giao đất tại thực địa và đã được UBND tỉnh cho phép gia hạn, giãn tiến độ sử dụng đất nhiều lần nhưng đến nay không chấp hành, vi phạm Luật Đất đai 2013.

UBND tỉnh giao UBND huyện Gio Linh quản lý toàn bộ quỹ đất được thu hồi nói trên để xây dựng phương án, đưa đất vào sử dụng theo đúng quy hoạch. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, UBND huyện Gio Linh, UBND xã Gio Linh và các đơn vị có liên quan xác định ranh giới, tổ chức thu hồi đất tại thực địa; thu hồi bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho công ty. Ban Quản lý Khu kinh tế phối hợp UBND huyện Gio Linh và các đơn vị liên quan hướng dẫn công ty xử lý tài sản trên đất; chấm dứt dự án đầu tư.

Trên khu đất hơn 50 ha đã cho Công ty TNHH MTV Hoàng Khang Quảng Trị thuê hiện vẫn còn để trống - Ảnh: V.P
Trên khu đất hơn 50 ha đã cho Công ty TNHH MTV Hoàng Khang Quảng Trị thuê hiện vẫn còn để trống - Ảnh: V.P

Về phía Công ty TNHH MTV Hoàng Khang Quảng Trị phải khắc phục các sai phạm về khai thác titan trái phép; xử lý tài sản trên đất để bàn giao lại cho Nhà nước, nếu không sẽ bị cưỡng chế.

Trước đó, Công ty TNHH MTV Hoàng Khang Quảng Trị được UBND tỉnh giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với diện tích trên để thực hiện dự án xây dựng, phát triển và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Đông Gio Linh với tổng mức đầu tư 120 tỉ đồng. Thế nhưng đến nay đã hơn 10 năm, công ty này vẫn chưa hoàn thành các hạng mục của dự án. Trên diện tích hơn 50 ha công ty được cho thuê phần lớn đang để trống, có một đoạn tường rào, ngôi nhà lắp ghép và các cấu kiện sắt thép, bê tông nằm chất đống, hoen gỉ, hệ thống điện hở, không đảm bảo an toàn. Đặc biệt, trong khi thực hiện dự án, phía chủ đầu tư còn vi phạm khai thác titan trái phép.

Theo UBND xã Gio Việt, hiện nay công ty chưa chấp hành việc hoàn thổ mặt bằng để khắc phục hậu quả do khai thác titan trái phép gây ra.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Hiện thực hóa ước mơ lập nghiệp từ đất đai quê hương

Bích Liên |

Từng có một thời gian ở thành phố học tập và làm việc nhưng cuối cùng anh Trần Văn Quốc (sinh năm 1992) lại quyết định trở về quê ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) khởi nghiệp bằng nghề nông.

Đất lạ hoá quê hương: Kỳ II: Huyện miền núi kiểu mẫu trên EWEC

Lâm Hạnh |

Năm 2017, kỷ niệm 40 năm đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn  về thăm Hướng Hóa, tôi và nhóm tác giả của Đài PTTH Quảng Trị đã ngược lên miền Tây để thực hiện phim tài liệu “Huyện miền núi kiểu mẫu trên Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC)”. Khi thực hiện phim tài liệu này, chúng tôi có điều kiện để ngược dòng ký ức của rất nhiều người, rất nhiều nhân vật.

Đất lạ hoá quê hương: Kỳ I: Những dấu chân đầu tiên ở vùng đất hứa

Lâm Hạnh |

“Nghề báo được xem là nghề rất vất vả, nặng nhọc bởi vừa phải phản ánh thông tin vừa phải liên tục trau dồi kiến thức để có đủ năng lực đánh giá thông tin, hiện tượng từ đó có tác phẩm báo chí tốt nhất phục vụ bạn đọc. Bên cạnh tình yêu nghề, còn phải có một trái tim “nặng lòng” với nơi chôn nhau cắt rốn, với xử sở bởi dù làm báo là công việc không bị giới hạn bởi biên giới, lãnh thổ nhưng nhà báo nào cũng có quê hương - nơi nhớ thương để đi về” (Nhà báo Đoàn Phương Nam- TBT Tạp chí Cửa Việt)  

Nơi “đất lạ hóa quê hương”…

Lê Trường |

Trong khuôn khổ Chương trình Hội thảo, hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm vật liệu xây dựng tỉnh Quảng Trị năm 2023 tổ chức tại TP. Đông Hà vừa qua, tôi may mắn được anh Nguyễn Hữu Chiến, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nhất Long Quảng Trị chia sẻ về quá trình lập nghiệp của mình trên mảnh đất Cam Lộ. Với anh, tình yêu đã biến “đất lạ hóa quê hương” và giờ đây những sản phẩm từ đá mang thương hiệu Nhất Long Quảng Trị đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.