Bài dự thi "Ký ức Khe Sanh" (Kỷ niệm 55 năm Ngày Chiến thắng Khe Sanh, 9/7/1968 - 9/7/2023)

Đất lạ hoá quê hương: Kỳ II: Huyện miền núi kiểu mẫu trên EWEC

Lâm Hạnh |

Năm 2017, kỷ niệm 40 năm đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn  về thăm Hướng Hóa, tôi và nhóm tác giả của Đài PTTH Quảng Trị đã ngược lên miền Tây để thực hiện phim tài liệu “Huyện miền núi kiểu mẫu trên Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC)”. Khi thực hiện phim tài liệu này, chúng tôi có điều kiện để ngược dòng ký ức của rất nhiều người, rất nhiều nhân vật.

 

Lời căn dặn của đồng chí Tổng Bí thư

Ông Lương Hùng Cường, nguyên Ủy viên thư ký UBND, Trưởng Ban Kinh tế mới- Định canh định cư huyện Hướng Hóa nhớ lại, mùa xuân năm 1977, đồng chí TBT Lê Duẩn đã vượt qua gần 100km đường 9 đầy đèo dốc, lau sậy để trực tiếp lên thăm và động viên cán bộ và nhân dân vùng kinh tế mới  Hướng Hóa.

Nói chuyện với Đảng bộ và nhân dân Hướng Hóa lúc đó, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn dặn dò phải phát huy tốt truyền thống đoàn kết, phải phấn đấu xây dựng Hướng Hóa thành một huyện miền núi kiểu mẫu.

 
 Khe Sanh sẽ trở thành đô thị loại III (thị xã/ thành phố) vào năm 2030. Ảnh: Thiên Sơn

Chuyến thăm đong đầy tình cảm, tình thương và lẽ phải đối với nhân dân của đồng chí Tổng Bí thư cùng lời căn dặn năm đó đã trở thành một nguồn động lực vô cùng to lớn để cán bộ và nhân dân Hướng Hóa tin tưởng vượt qua khó khăn, khai hoang phục hóa đất đai để sản xuất, cùng nhau xây dựng quê hương mới. Ông Cường bộc bạch, thật ra, lúc đó không biết như thế nào là kiểu mẫu nhưng cứ xác định làm cái gì tốt cho dân là kiểu mẫu và quyết tâm làm cho bằng được.

Giờ đây, lời căn dặn vừa là mong mỏi huyện Hướng Hóa thành một huyện miền núi kiểu mẫu năm ấy của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn nay có thể nói đã thành hiện thực.

Ngược lên Quốc lộ 9 hôm nay, mới thấy hết sự thay đổi không ngừng của vùng đất Khe Sanh, nơi từng là chiến trường ác liệt trong kháng chiến chống Mỹ với bao hố bom, mảnh đạn. Những người con nơi vùng đồng bằng Triệu Phong lên đã  hăng say cùng với đồng bào Vân kiều, Pa Cô ở đây lao động, lập nghiệp, lập làng. Đất lạ nay đã hóa quê hương khi người dân  Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tân Phước bổ những lát cuốc đầu tiên để khai hoang đất đầy lau lách, cỏ tranh để trồng lúa nương, trồng sắn, trồng khoai rồi dần dần thay thế bắng cây công nghiệp hồ tiêu, cà phê, cao su... Giờ đây,  sức sống của một vùng đất được minh chứng bằng những xóm làng khang trang, những vườn cà phê trĩu hạt, những rừng chuối có giá trị kinh tế cao.

Hạt cà phê Khe Sanh đã vươn ra thị trường thế giới đến với các nước châu Âu, châu Mỹ xa xôi. Sản phẩm chuối của Hướng Hóa cũng theo đường xuyên Á để xuất sang Lào, Thái Lan, Trung Quốc. Cùng với đổi mới phương thức canh tác, luồng gió năng động của nền kinh tế thị trường đã đưa Hướng Hóa thoát khỏi nền kinh tế tự cung tự cấp để cán đích thu nhập đầu người đạt trên 32 triệu đồng mỗi năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo đó cũng đã giảm rõ rệt. 40 năm trước, gần như 100% hộ nghèo nay đã giảm xuống còn chỉ khoảng 30% và còn tiếp tục giảm mỗi năm 3%.

Nơi xưa kia là ngàn lau cỏ dại bây giờ là  nhà máy, công trình mang dáng dấp của một đô thị trong tầm tay. Từ những năm mới lên vùng đất mới, triền miên người dân Hướng Hóa phải ăn sắn thay cơm. Củ sắn đã trở thành nỗi kinh hoàng của người dân nơi đây và không ai lúc ấy đủ lãng mạn để mơ về một nhà máy chế biến sắn thành tinh bột để đổi lấy ngoại tệ về cho đồng bào như hôm nay.

Nhà Máy chế biến tinh bột Sắn Hướng Hóa đã hiện thực giấc mơ ấy khi hàng ngàn ha vùng đất đồi núi được bà con nhân dân hai bên bờ dòng sông Sê Pôn huyền thoại trồng cây sắn không phải để ăn thay cơm mà là để bán thu ngoại tệ; để có thể làm giàu từ những bao bột sắn mang thương hiệu Sê Pôn từ Khe Sanh, Hướng Hóa vươn ra thị trường thế giới.

Xem những thước phim năm ấy được chiếu lại vào mỗi dịp kỷ niệm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn, chúng tôi vẫn thấy rất ấn tượng với hình ảnh nông dân Vân Kiều Pả Rai ở bản 2 xã Thuận, huyện Hướng Hóa, vừa nhổ sắn vừa nói: "Trước đây trồng sắn chỉ ăn sắn. Bây giờ trồng sắn là ăn cơm, xây được nhà, mua được xe máy… Xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu”.

Nông dân Pả Rai- bản 2 xã Thuận, huyện Hướng Hóa xuất hiện trong phim tài liệu “ Huyện miền núi kiểu mẫu trên Hành lang Kinh tế Đông Tây”.
Nông dân Pả Rai- bản 2 xã Thuận, huyện Hướng Hóa xuất hiện trong phim tài liệu “ Huyện miền núi kiểu mẫu trên Hành lang Kinh tế Đông Tây”.

 

Mùa hoa dã quỳ và suy tưởng từ Rose Farm

Đã nhiều năm làm nghề báo truyền hình, những cung đường vào các xã phía Bắc Hướng Hóa đối với chúng tôi đã quá quen thuộc. Quen đến nỗi thuộc từng vách núi, từng khúc cua trên con đường ngoằn ngoèo hay dốc đứng. Chỉ khác là hôm nay chúng tôi nhận ra rằng, mình đã bao lần vội vã đi và đi để vụt qua sự rực rỡ, hoang dại của những đám dã quỳ.

Dọc đường dẫn vào xã Hướng Phùng, hoa dã quỳ như càng hoang dại hơn khi hòa mình giữa những loài cây rừng khác nhưng càng vào sâu ở các con đường trung tâm xã, hoa dã quỳ càng nhiều hơn, không còn lẫn lộn với các loại cây khác. Hoa Dã quỳ tuy không lớn như hướng dương nhưng do mọc thành bụi nên khi bung nở tạo nên một thảm vàng rất đẹp... Đó là lời bình cho những thước phim trong ký sự “Mùa hoa dã quỳ” của tôi tháng 12 năm 2016.

Đây là những thước phim truyền hình đầu tiên về loài hoa này. Để đưa người xem ngỡ ngàng nhận ra, loài hoa dã quỳ  không chỉ có ở  vùng cao nguyên Đà Lạt, Ba Vì, Mộc Châu, Điện Biên, Gia Lai mà ngay ở phía Bắc huyện Hướng Hóa cũng có loài hoa độc đáo này. Loài hoa dại này đã  làm thi vị cuộc sống ở nơi miền sơn cước dẫu nhiều đổi thay nhưng vẫn còn đó những khó khăn.

 
 Ekip phóng viên Đài PTTH Quảng Trị thực hiện ký sự Mùa hoa dã quỳ tại Hướng Phùng năm 2016.

21/6 năm 2023, tôi tham gia chuyến đi thực tế của Câu lạc bộ Nhà báo nữ Quảng Trị đến các xã phía Bắc của huyện Hướng Hóa. Từ Tượng đài Chiến thắng Khe Sanh, tôi gõ vào google map để tìm đường vào Trang trại Hoa hồng- ROSE FARM và 10 phút sau chúng tôi đã có mặt ở trang trại của một đôi vợ chồng trẻ bỏ phố lên đồi xây dựng trang trại trồng hoa hồng phục vụ du khách.

Cùng với đôi vợ chồng trẻ này, Khe Sanh đã và đang là vùng đất hứa cho rất nhiều người trẻ tuổi đến từ Vình Linh, Hải Lăng, Gio Linh đến để lập nghiệp bằng việc phát triển du lịch Farm, Homestay và phát triển thương hiệu cà phê Khe Sanh.

Như câu chuyện chị Lương Ngọc Trâm, Giám đốc điều hành Pun coffee, từng làm ở bộ phận chiến lược của Tập đoàn TTC, Thành phố Hồ Chí Minh đã theo chồng về mảnh đất Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị và rồi gắn bó với mảnh đất này, đặc biệt là làm quen với một ngành nghề mới, trồng và chế biến cà phê bởi gia đình chồng có truyền thống hơn 25 năm trồng và chế biến cà phê trên mảnh đất Hướng Hóa. Với rất nhiều nỗ lực, chị và gia đình đã đưa cà phê Arabica Khe Sanh ra với thị trường thế giới.

Đó còn là câu chuyện của chị Nông Thị Hạnh từ miền Bắc xa xôi đã theo chồng về Quảng Trị và cũng dành hết tâm huyết để xây dựng nên sản phẩm Cà phê mang tên Ta Lư, góp phần khẳng định thương hiệu của cà phê Khe Sanh...

Và còn rất nhiều những câu chuyện về những người trẻ từ nhiều miền quê khác nhau đã chọn Khe Sanh, Hướng Hóa để khởi nghiệp với một lý do rất đơn giản là đam mê và tình yêu đặc biệt dành cho vùng đất này.

Họ đã và đang góp phần làm nên bức tranh về  tương lai của một huyện miền núi kiểu mẫu trên hành lang Kinh tế Đông Tây đã được nhìn thấy với tất cả niềm tin, khát vọng khai mở, làm bật dậy tiềm năng, lợi thế nơi vùng đất này của không chỉ những người dân Hướng Hóa mà còn của những người đang chọn Hướng Hóa để đầu tư, để khởi nghiệp hôm nay.

Cô bạn đồng nghiệp cùng tôi ngồi nhâm nhi ly cà phê Khe Sanh , nhìn ra những triền dốc trồng hoa hồng đủ các loại của Rose Farm nói rằng, Khe Sanh đúng là giống Đà Lạt... Tôi không đồng ý với điều này, bởi với tôi cũng như những người đã chọn Khe Sanh, Hướng Hóa làm quê hương của mình, Khe Sanh chính là Khe Sanh. Từ  Rose Farm của đôi vợ chồng trẻ bỏ phố lên với Khe Sanh, Hướng Hóa, tôi suy tưởng tới một ngày, người Khe Sanh đi trên những con phố đông đúc của các nước bên kia bán cầu, khi mỏi chân, ghé vào bất cứ quán cà phê bên đường đều có thể thưởng thức ly cà phê Khe Sanh thơm lừng vị đất đỏ bazan.

Và, từ Tượng đài chiến thắng Khe Sanh, người gõ google map để tìm đường vào Trang trại Hoa hồng- ROSE FARM, thác Tà Puồng, Coffee Pun Hướng Phùng, Coffee Ta Lư Tân Hợp... không phải là tôi, hay một du khách Việt Nam mà chính là những du khách đến từ bên kia bán cầu.  

Hướng tới Kỷ niệm 55 năm Ngày Chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hoá (09/7/1968-09/7/2023), Quỹ Phát triển những con đường hoa tỉnh Quảng Trị tổ chức Cuộc thi viết "Ký ức Khe Sanh".

* Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày phát động cuộc thi viết "Ký ức Khe Sanh" (ngày 05/5/2023) đến hết ngày 05/7/2023. Chi tiết: http://xanhx.vn/tin-tuc-noi-bat/to-chuc-cuoc-thi-viet-ky-uc-khe-sanh-23723.html

TAGS

Lao Bảo- một vùng biên cương mở

Nguyễn Hữu Quý |

Có lẽ, khi Chúa Nguyễn Phúc Nguyên ban lệnh lập dinh Ai Lao trấn giữ miền cương vực tây Quảng Trị vào năm 1622 chắc Ngài chưa hình dung được sự sầm uất của Lao Bảo mai sau.

Sử thi ở Miền mây trắng: Kỳ II: Hoa thơm Miền mây trắng

Phạm Xuân Hùng |

Những câu thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường nhắc nhớ chúng ta về một trang sử khác, trang sử Chiến thắng Đường 9 – Khe Sanh. 

Sử thi ở Miền mây trắng: Kỳ I: Những nốt trầm ký ức

Phạm Xuân Hùng |

Ký ức của tôi về lại ngày xưa cũ. Ngày tôi lần đầu đến với Khe Sanh, quả thật đó không phải là mảnh ký ức ngọt ngào.

Khe Sanh- Hướng Hóa: Vẫn là từ khóa hôm nay

Phạm Xuân Dũng |

Liên quan đến chiến tranh Việt Nam vừa qua thì có lẽ Khe Sanh là một trong những địa danh hàng đầu từng ám ảnh nước Mỹ, kể cả khi chiến cuộc Khe Sanh năm 1968 đã lùi vào quá khứ. Một ám ảnh từ "Hội chứng Việt Nam".

Dòng điện hiện đại trên mảnh đất của Chiến thắng Khe Sanh lịch sử

Thục Khanh |

55 năm sau Chiến thắng Khe Sanh lịch sử, trên một vùng bị đạn bom cày xới, thị trấn Khe Sanh nói riêng và huyện Hướng Hóa nói chung đã tươi xanh trở lạị.

Hướng Hóa và những trang viết của tôi

Đào Tâm Thanh |

Dẫu vậy, với sự thôi thúc của một người viết, tôi đã bao lần giở cuốn sổ công tác của mình ra, đọc tư liệu nhưng rồi gấp lại bởi sự đau thương quá lớn, không thể diễn tả.

Đường đến đô thị vàng

Nguyễn Thị Bội Nhiên |

Lịch sử nhân loại thuộc về những con người biết ước mơ và dám biến ước mơ thành hiện thực, ý niệm đó vang lên khi tôi đứng trước biểu tượng hào hùng của bộ đội tăng thiết giáp trên đỉnh làng Vây.

Một chấm xanh

Nguyễn Thị Bội Nhiên |

Rất có thể, nét dễ thương này của Hướng Hóa khiến những ai dừng chân ở đây một lần sẽ thấy bâng khuâng.