Thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ trôi nhà dân phải bồi thường

Lê Thanh Phong |

Xả lũ không thông báo cho dân và chính quyền, khiến cho nhiều nhà cửa của dân bị cuốn trôi, hư hỏng. Đây không phải là lần đầu xảy ra tình trạng này, dân có quyền đòi Ban giám đốc thủy điện Đắk Mi 4 bồi thường thiệt hại.

Theo thông tin của Báo Lao Động ngày 31.10, vào chiều tối ngày 28.10, thủy điện ĐắK Mi 4 bất ngờ xả lũ, nước dâng đột ngột với lưu lượng lớn. Nhưng điều đáng nói là phía nhà máy thủy điện không báo trước cho chính quyền hay người dân, nên không ai có sự chủ động để di dời tài sản.

Thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ làn hư hại nhà dân
Thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ làn hư hại nhà dân

Hậu quả là 106 nhà dân ở thị trấn Thạnh Mỹ bị hư hại, 215 nhà ở xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam bị ngập lụt, tất cả tài sản trong nhà bị trôi mất, đương nhiên gia súc, gia cầm không thể sống sót.

Câu hỏi đặt ra là phía thủy điện Đắk Mi 4 thừa sức biết được xả lũ rất nguy hiểm, có thể thiệt hại về người và tài sản của cư dân vùng hạ lưu, nhưng tại sao họ lại không thông báo cho chính quyền địa phương?

Rất may là trước đó, tất cả dân ở đây đều được di dời tránh bão số 9, nếu không có thể bị cuốn trôi theo tài sản, thiệt hại về người không thể lường trước được.

Người dân ở đây đã quá khốn khổ sau đợt tấn công của cơn bão số 9, nay trở về làng với một đống hoang tàn. Nhà cửa bị bão quật hư hỏng, rồi bị lũ từ thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ cuốn trôi.

Ông Lê Văn Hường - Bí thư Huyện ủy Nam Giang bức xúc, tài sản người dân không thiệt hại do bão số 9 nhưng lại bị thiệt hại nặng nề do thủy điện xả lũ. Có thể trước đó khi đối phó với bão số 9, do có sự chuẩn bị trước nên người dân chủ động di dời cũng như bảo vệ tài sản, nên không bị thiệt hại nhiều. Còn vụ xả lũ lại quá bất ngờ, trong đêm, nên không ai cứu được tài sản của mình.

Xả lũ gây thiệt hại tài sản của dân thì phải bồi thường, dứt khoát như vậy.

Nhưng chính quyền địa phương phải kiểm tra, kiểm kê, đánh giá các thiệt hại chính xác, cụ thể từng hộ dân, để có cơ sở buộc thủy điện Đắk Mi 4 bồi thường, bảo đảm công bằng cho cả hai bên.

Ngoài ra, chính quyền địa phương phải có quy định bắt buộc các nhà máy thủy điện trên địa bàn thông báo cho chính quyền và người dân địa phương về kế hoạch xả lũ. Cụ thể về thời gian, lượng nước và cảnh báo các nguy cơ, để người dân chủ động phòng tránh những mối nguy hiểm, bảo vệ được tính mạng, tài sản.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

200 công nhân thi công thủy điện Đak Mi bị mắc kẹt

Thanh Mai |

Hiện lực lượng chức năng đã cố gắng tìm phương án để chuyển lương thực cho các công nhân bị mắc kẹt.

Tạm dừng tìm kiếm các nạn nhân

Mai Trang |

Công tác tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhận tại Thủy điện Rào Trăng 3 đang gặp nhiều khó khăn khi diễn biến các cơn bão ở Biển Đông rất phức tạp, nguy cơ bão chồng bão tại Thừa Thiên-Huế.

Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 5

Mai Trang |

Ngày 24/10, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân mất tích do sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3 ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, xảy ra vào ngày 12/10 vừa qua.

Bộ trưởng Bộ TT&MT: "Không nên khuyến khích phát triển bằng mọi giá thủy điện nhỏ"

Thanh Mai |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cho rằng lũ lụt đang diễn ra tại miền Trung có nguyên nhân do biến đổi khí hậu cực đoan.