Từ ngày 1/1/2025, các ngân hàng sẽ ngừng thanh toán, rút tiền tại quầy đối với nhóm khách hàng có thông tin không hợp lệ

PV |

Theo quy định tại Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, các loại Chứng minh nhân dân cũ (9 số và 12 số) sẽ chỉ còn giá trị sử dụng trong các giao dịch đến hết ngày 31/12/2024.

Kết hợp với quy định của Thông tư 17 về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và Thông tư 18 về hoạt động thẻ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kể từ ngày 1/1/2025, khách hàng không thể sử dụng Chứng minh nhân dân cũ để thực hiện các giao dịch tại ngân hàng.

Đồng thời, những khách hàng chưa cập nhật giấy tờ tùy thân đã hết hạn cũng sẽ bị ngân hàng từ chối giao dịch tại quầy.

Quy định này áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức/doanh nghiệp. Như vậy, nếu chủ tài khoản thanh toán và những người liên quan có giấy tờ tùy thân hết hiệu lực hoặc hết hạn sử dụng sẽ không thể thực hiện các giao dịch thanh toán, rút tiền tại quầy.

Sau khi các quy định này được ban hành, nhiều ngân hàng lớn như Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV, VIB, VPBank, TPBank, ACB, SHB,... đã đồng loạt đưa ra thông báo ngừng giao dịch thanh toán, rút tiền tại quầy đối với nhóm khách hàng có thông tin không hợp lệ theo quy định pháp luật kể từ ngày 1/1/2025.

Do đó, để không bị gián đoạn trong giao dịch, các ngân hàng khuyến nghị người dân cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân là căn cước công dân gắn chip, còn thời hạn sử dụng.

Khách hàng có thể cập nhật, bổ sung thông tin giấy tờ mới tại các quầy giao dịch hoặc trên ứng dụng ngân hàng.

Ngoài ra, một số ngân hàng như TPBank, LPBank,... yêu cầu khách hàng thay thế Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác mà khách hàng cung cấp khi mở tài khoản đã hết hiệu lực hoặc có thay đổi bằng căn cước công dân gắn chip

Chính sách này nhằm thực hiện theo quy định tại Thông tư 17 của NHNN, từ ngày 1/10/2024 cá nhân là người Việt Nam không được dùng Hộ chiếu để mở và sử dụng tài khoản.

Việc cập nhật giấy tờ tùy thân không chỉ đảm bảo quyền lợi của khách hàng mà còn góp phần nâng cao an toàn giao dịch. Đối với các khách hàng tổ chức/doanh nghiệp, thông tin của những người đại diện pháp lý cũng cần được đồng bộ hóa để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc thay đổi này còn hỗ trợ các ngân hàng nâng cao tính minh bạch và bảo mật trong hệ thống tài chính.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng

Nguyễn Lý – Cẩm Nhung |

Ngày 11/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng.

Phụ nữ Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Trị: Yêu ngành, yêu nghề, tích cực học tập nâng cao trình độ

Minh Thảo |

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Quảng Trị có lực lượng cán bộ nữ chiếm gần 50%, do đó việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ luôn được cấp ủy, lãnh đạo chuyên môn và công đoàn quan tâm thực hiện tốt. Nhờ đó, vai trò, vị thế của nữ cán bộ, viên chức, người lao động (CB,VC,NLĐ) trong đơn vị ngày càng được khẳng định; tỉ lệ cán bộ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý ngày càng cao. Những năm qua, đội ngũ CB,VC,NLĐ nữ của NHCSXH từ tỉnh đến cơ sở tự tin khẳng định và phát huy hết khả năng trong mọi lĩnh vực công tác để đồng hành với sự phát triển của đơn vị.

Quản lý hiệu quả vốn vay ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội

Tú Linh |

Những năm qua, các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thực hiện tốt công tác quản lý vốn vay ủy thác từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, giúp sức đưa dòng chảy vốn tín dụng chính sách đến tận hộ nghèo và các đối tượng chính sách kịp thời, hiệu quả. Nhờ làm tốt công tác này, hàng nghìn gia đình có thêm điều kiện đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

“Sóng ngầm” từ dịch vụ đáo hạn ngân hàng

Hoài Nam |

Từ trước đến nay, hoạt động cho vay tiền để đáo hạn ngân hàng diễn ra âm thầm nhưng rất phổ biến ở nhiều địa phương. Nguyên nhân là do nhiều người, vì một lý do nào đó không thể trả được khoản vay tại ngân hàng khi đến thời hạn nên phải tìm cách vay mượn bên ngoài. Nhu cầu đó được đáp ứng khi nhiều người khác lại có vốn nhàn rỗi, muốn cho vay để kiếm lời cao trong thời gian ngắn. Sẽ không có gì xảy ra nếu các giao dịch diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhiều đối tượng đã lợi dụng hoạt động này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.