12 kết quả nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội trong 8 tháng

B.T |

Ngày 6/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2022, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Kết luận phiên họp, Thủ tướng nêu rõ 12 kết quả nổi bật của tình hình kinh tế- xã hội 8 tháng vừa qua.


Thứ nhất, tiếp tục làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ, chăm lo sức khỏe Nhân dân dù dịch bệnh đang tiếp tục diễn biến phức tạp.

Thứ hai, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thúc đẩy tăng trưởng, tăng trưởng GDP quý III có thể đạt cao hơn quý II nếu không có những biến động lớn. Kết hợp chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Công trình cầu dây văng sông Hiếu -Ảnh: Trà Thiết
Công trình cầu dây văng sông Hiếu -Ảnh: Trà Thiết

Thứ ba, 5 cân đối lớn được bảo đảm tốt, gồm thu- chi ngân sách (thu ngân sách 8 tháng ước đạt 85,6% dự toán, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2021); xuất- nhập khẩu (xuất nhập khẩu 8 tháng đạt gần 498 tỉ USD, tăng 15,5%, xuất siêu 3,96 tỉ USD); lương thực- thực phẩm (xuất khẩu nông sản khoảng 36,3 tỉ USD, trong đó có khoảng 5 triệu tấn gạo); bảo đảm đủ điện, năng lượng dù sản xuất tăng cao; doanh nghiệp phát triển nhưng cung - cầu lao động bảo đảm, thị trường lao động phục hồi tốt.

Thứ tư, nền kinh tế tiếp tục phục hồi. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định và có tăng trưởng. Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh. Chỉ số IIP tháng 8 tăng 2,9% so tháng trước, tăng 15,6% so cùng kỳ và 8 tháng tăng 9,4%. Thương mại, dịch vụ sôi động, phục hồi nhanh ở tất cả các ngành: tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ 8 tháng đạt gần 3,68 triệu tỉ đồng, tăng 19,3% so với cùng kỳ. Khách quốc tế tháng 8 đạt trên 486.000 lượt, tăng 38% so với tháng trước.

Thứ năm, vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục xu hướng tăng. Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước 8 tháng đạt trên 285,4 nghìn tỉ, bằng 51% kế hoạch, tăng 16,9% so với cùng kỳ. Vốn FDI thực hiện 8 tháng đạt 12,8 tỉ USD tăng 10,5%, cao nhất từ năm 2018 đến nay.

Thứ sáu, phát triển doanh nghiệp đạt kết quả tích cực; số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động 8 tháng là gần 150.000 doanh nghiệp (gấp 1,43 lần số doanh nghiệp rời khỏi thị trường). Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 8 tháng là gần 3,64 triệu tỉ đồng, tăng 36,1% so với cùng kỳ.

Thứ bảy, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng, đời sống người dân được cải thiện. Các hoạt động chăm lo đối tượng chính sách, người nghèo, người lao động được triển khai tích cực, hiệu quả. Các hoạt động kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới được tổ chức trang trọng, ý nghĩa, an toàn, thiết thực. Theo điều tra sơ bộ, tỉ lệ hộ có thu nhập không đổi và tăng lên là 82,2%. Số khách du lịch nội địa 8 tháng gần bằng cả năm 2019.

Thứ tám, phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh. Tiếp tục tập trung xây dựng hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tích cực rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cương quyết bỏ khâu trung gian, nhất là giảm cấp tổng cục.

Thứ chín, sau các hội nghị lớn của Chính phủ, các loại hình thị trường từng bước phục hồi, được kiểm soát, phát triển theo hướng an toàn, cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật, đúng bản chất. Tỉ lệ nợ công, nợ Chính phủ tiếp tục xu hướng giảm. Tỉ lệ nợ công/GDP năm 2020 là 55,9%, năm 2021 là 43,1%, năm 2022 dự kiến 42%- 43%; tỉ lệ nợ Chính phủ/GDP năm 2020 là 49,9%, năm 2021 là 39,1%, năm 2022 khoảng 40% - 41%, dưới trần Quốc hội và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cho phép, tạo dư địa để thực hiện chính sách tiền tệ.

Thứ mười, quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, xử lý nhịp nhàng, đúng hướng, kịp thời, phù hợp các vấn đề phát sinh.

Mười một, những vấn đề cấp bách được xử lý kịp thời, hiệu quả như xăng dầu, tỉ giá, giá cả các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất...

Mười hai, các vấn đề khác và nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài, dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả được chỉ đạo giải quyết phù hợp, có kết quả, khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế (như Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã hòa lưới điện Tổ máy số 2; xử lý, tháo gỡ vướng mắc đối với 3 Nhà máy đạm, Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Gang thép Lào Cai…). Nhiều tổ chức, chuyên gia uy tín quốc tế đánh giá cao kết quả và triển vọng phát triển kinh tế, nâng hạng tín nhiệm và dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam. Chỉ số phục hồi sau COVID-19 của Nikkei xếp Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới. Mới nhất, Moody’s ngày 6/9 đã nâng hạng tín nhiệm của Việt Nam.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Ngăn mặn trên sông Hiếu, bây giờ đã hết gian nan...

Đào Tâm Thanh |

Trong một thời gian quá đỗi là dài, độ chừng ra giêng không mấy, trời Quảng Trị bắt đầu chuyển sang màu ong ong vàng, cũng chính là lúc gió Lào khởi sự hoành hành, thoạt đầu có vẻ mơn man vào buổi sáng sớm, sau đó thì đanh lại vào giữa trưa và trút cơn nắng lửa vào chính ngọ, lan cái nóng như xối lửa sang cả ban chiều.

Công trình cầu dây văng sông Hiếu đã thi công trên 50% khối lượng

Vũ Hoàng |

Thông tin từ cơ quan chức năng cho biết, đến thời điểm này, công trình cầu dây văng sông Hiếu (TP Đông Hà, Quảng Trị) đã thi công đạt trên 50% khối lượng xây lắp.

Khánh thành công trình Đập ngăn mặn sông Hiếu vào cuối tháng 4/2022

Đức Việt |

Ngày 4/4, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đi kiểm tra hoàn thành công trình Đập ngăn mặn sông Hiếu để chuẩn bị tổ chức lễ khánh thành nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị.

Cảng quân sự Đông Hà - Di tích quốc gia đặc biệt bên bờ sông Hiếu

Nhơn Bốn |

Nhiệm vụ quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 934/QĐ-TTg ngày 14/6/2021. Rồi mai đây, nơi này sẽ trở thành điểm giới thiệu và giáo dục cho các thế hệ mai sau về lịch sử đấu tranh giữ nước vẻ vang của dân tộc, đồng thời góp phần tạo cảnh quan sinh thái bờ Nam sông Hiếu cũng như cảnh quan kiến trúc đô thị của thành phố Đông Hà và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của tỉnh Quảng Trị.