Cà gai leo An Xuân được chứng nhận Dược liệu đạt thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới

Anh Vũ |

Giám đốc Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân - Cam Lộ (Quảng Trị) Trần Lê Quỳnh Diễm cho biết, sau nhiều nỗ lực của doanh nghiệp, sản phẩm của công ty đã được Cục Quản lý y, dược cổ truyền, Bộ Y tế chứng nhận Dược liệu đạt thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (Good Agricultural and Collection Practices- GACP-WHO).


Hiện nay, Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân - Cam Lộ đang trồng 5 ha cây cà gai leo tại thôn An Mỹ, xã Cam Tuyền. Quá trình trồng và chế biến các sản phẩm dược liệu cà gai leo đều tuân thủ quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, canh tác theo hướng hữu cơ vi sinh.

Trước khi được công nhận GACP-WHO, ngoài việc doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, thủ tục theo quy định, Cục Quản lý y, dược cổ truyền đã thành lập đoàn trực tiếp đánh giá toàn bộ hoạt động của cơ sở về nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Qua đánh giá vùng trồng dược liệu của Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân đáp ứng đầy đủ các tiêu chí GACP-WHO ở mức tốt nhất; dược liệu đảm bảo thành phần dược tính, hoạt chất, không chứa tạp chất, không tồn dư các hóa chất gây hại cho cơ thể. Đặc biệt qua kiểm nghiệm cho thấy hoạt chất solasodin trong dược liệu tại vùng nguyên liệu của An Xuân cao gấp 14 lần so với yêu cầu.

Đoàn cán bộ Cục Quản lý y, dược cổ truyền đánh giá thực hành nuôi trồng, thu hái dược liệu tại Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân - Cam Lộ - Ảnh: Anh Vũ
Đoàn cán bộ Cục Quản lý y, dược cổ truyền đánh giá thực hành nuôi trồng, thu hái dược liệu tại Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân - Cam Lộ - Ảnh: Anh Vũ

Tiêu chuẩn của GACP-WHO rất chặt chẽ, bao gồm nhiều công đoạn như: chọn giống, chọn vùng đất trồng phù hợp, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng trồng trọt; đánh giá tác động của việc trồng trọt đến môi trường sinh thái xung quanh. Quy định cụ thể về làm đất, trồng trọt, chế độ chăm sóc; quy định thời điểm, thời gian, bộ phận và quy trình thu hái; quy định về sơ chế dược liệu sau khi thu hái (phương pháp sơ chế, dụng cụ sơ chế, máy móc…). Quy định về bảo quản dược liệu trước khi đưa vào sản xuất hoặc bán ra thị trường (điều kiện bảo quản, cách bố trí kho, ghi nhãn)

Việc cà gai leo An Xuân được chứng nhận GACP-WHO giúp doanh nghiệp tự chủ được nguồn nguyên liệu, kiểm soát được chất lượng dược liệu ở mức cao nhất. Từ đó, tạo ra những sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chất lượng cao, an toàn, được đông đảo tiêu dùng lựa chọn.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Xuất hiện cây mai mạ 12 lượng vàng, trị giá gần 4 tỷ đồng

Thanh Mai |

Cây mai này cao 3 m, dáng rồng được thực hiện cùng với sự giúp sức của 20 người thợ trong suốt 6 tháng, có giá bán gần 4 tỷ đồng.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giống cây lâm nghiệp

Trần Anh Minh |

Năm 2022, hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế được chọn đầu tư thực hiện vườn ươm cây giống lâm nghiệp từ dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ “Hoàn thiện công nghệ và thiết bị cho nhà giâm hom cây lâm nghiệp quy mô bán công nghiệp tại khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt”. Đây là cơ hội để Quảng Trị nâng cao chất lượng giống cây lâm nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng rừng trồng gỗ lớn.

Cam Lộ: Phát động trồng cây Chương trình “Hành động vì một Việt Nam xanh”

Anh Vũ |

Ngày 3/12, tại xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) phối hợp với Trung tâm Truyền thông Tài nguyên -Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH Unilever tổ chức phát động trồng cây Chương trình “Hành động vì một Việt Nam xanh”, hưởng ứng chương trình trồng 1 tỉ cây xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Hỗ trợ đồng bào trồng cà gai leo

Nguyễn Thành Phú |

Từ nhiều năm nay, tuy đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ về giống cây trồng, vật nuôi, song người dân vùng Lìa vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình. Để giúp người dân có thêm những giống cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh (Hướng Hoá, Quảng Trị) đã tiên phong đưa cây cà gai leo đến với đồng bào vùng đất biên cương này.