Căn cước công dân gắn chip sẽ đăng nhập và sử dụng hàng nghìn dịch vụ

Nguyễn Quỳnh |

Công dân Việt Nam có thể dùng thẻ căn cước công dân gắn chip để đăng nhập vào nhiều cổng thông tin và tổ chức doanh nghiệp, cũng như sử dụng hàng nghìn dịch vụ một cách dễ dàng và thuận tiện.

Mới đây, Tập đoàn Entrust - nhà cung cấp công nghệ nhận dạng, thanh toán và bảo vệ dữ liệu hàng đầu thế giới - vừa công bố việc hợp tác chiến lược với Công ty CP Tập đoàn MK (MK Group) nhằm đẩy mạnh việc triển khai Dự án thẻ căn cước công dân gắn chip của Việt Nam. 

Trong khuôn khổ dự án này, ​​Entrust và MK Group sẽ cùng hợp tác để cung cấp các giải pháp và công nghệ phát hành thẻ ID tân tiến, đồng thời thực hiện các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ, giúp Việt Nam hoàn thành việc cung cấp 50 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip cho công dân Việt Nam đủ điều kiện từ tháng 2/2021.

Hệ thống phát hành thẻ DATACARD® MX2100™ được lựa chọn để phát hành thẻ căn cước công dân gắn chip.
Hệ thống phát hành thẻ DATACARD® MX2100™ được lựa chọn để phát hành thẻ căn cước công dân gắn chip.

Hệ thống thiết bị phát hành thẻ tập trung và phần mềm phát hành thẻ ID của Entrust, cho phép MK thực hiện cá thể hóa 50 triệu thẻ trong giai đoạn đầu của dự án một cách nhanh chóng, đảm bảo đúng chất lượng và tiến độ đã đề ra. 

Theo thỏa thuận hợp tác, MK Group sẽ quản lý vận hành và giám sát việc phát hành thẻ căn cước công dân gắn chip tại Việt Nam. Giải pháp này sẽ thay thế và hợp nhất 3 loại giấy tờ tùy thân đang hiện hành gồm: Giấy Chứng minh Nhân dân 9 số, Thẻ Chứng minh Nhân dân 12 số và Thẻ Căn cước Công dân mã vạch 12 số - được giới thiệu lần lượt vào các năm 1999, 2012 và 2016 – bằng thẻ Căn cước Công dân gắn chip, giúp chuẩn hóa và tăng cường khả năng bảo mật khi xác thực danh tính công dân.

Ông Angus McDougall, Phó Chủ tịch Entrust khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho biết, với mục tiêu hỗ trợ chính phủ và nhân dân Việt Nam chuyển đổi sang hệ thống căn cước công dân an toàn hơn, chuẩn hóa hơn và số hóa hiện đại hơn, sự hợp tác với MK Group là một bước tiến mạnh mẽ, cụ thể hóa việc hướng tới một tương lai danh tính số tin cậy tại Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Trọng Khang, Chủ tịch HĐQT MK Group, việc hợp tác với Entrust một lần nữa khẳng định tầm nhìn chung của cả hai bên nhằm thúc đẩy quá trình xác thực danh tính tại Việt Nam, tạo lập nền tảng bền vững cho việc phát triển và tạo lập Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số. Các giải pháp của Entrust cũng như MK Group được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng, góp phần vào sự thành công của quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam”. 

“Thông qua việc cung cấp các giải pháp mạnh mẽ và có tính mở rộng cao, MK Group sẵn sàng đáp nhu cầu ngày càng cao về bảo mật và an toàn thông tin cấp Chính phủ, đặc biệt đối với dự án thẻ căn cước công dân gắn chip mà chúng tôi đang nỗ lực phối hợp triển khai”, ông Nguyễn Trọng Khang cho biết thêm.

Hiện nay, MK Smart - công ty thành viên của MK Group đã phát triển hệ điều hành và các ứng dụng trên chip cho dự án thẻ căn cước công dân gắn chip, tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn của ICAO cũng như yêu cầu bảo mật thông tin của Việt Nam.

Thẻ căn cước công dân gắn chip được tích hợp dữ liệu định dạng số theo tiêu chuẩn ICAO cũng như các tính năng sinh trắc học và chữ ký số ngay trên chip. Công dân Việt Nam có thể dùng thẻ căn cước công dân gắn chip để đăng nhập vào nhiều cổng thông tin Chính phủ và tổ chức doanh nghiệp khác nhau, cũng như sử dụng hàng nghìn dịch vụ một cách dễ dàng và thuận tiện. Ngoài ra, người dân cũng có thể dùng thẻ để xác thực danh tính với các cơ quan chính phủ và ngân hàng.

(Nguồn: VOV.VN)

TAGS

Vì sao chậm trả thẻ căn cước công dân?

Hà Khê |

Từ 1/7, Luật Cư trú có hiệu lực cũng là lúc sổ hộ khẩu giấy bắt đầu bị thu hồi, thông tin cư dân sẽ có trên dữ liệu quốc gia về dân cư. Thế nhưng, cư dân làm thẻ CCCD đã nhiều tháng nhưng chưa được nhận. Lý do vì sao có sự chậm trễ này?

Cách sử dụng mã QR code trên Căn cước công dân gắn chíp

H.D |

Bộ Công an ban hành Thông tư 59/2021/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 1/7/2021 và thay thế Thông tư 07/2016/TT-BCA, Thông tư 40/2019/TT-BCA) hướng dẫn Luật Căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP, trong đó có lưu ý cách sử dụng mã QR code trên Căn cước công dân gắn chíp.

Đề xuất phạt 6 triệu đồng đối với người cầm cố căn cước công dân

Thanh Mai |

Nếu quy định mới có hiệu lực, người mang giấy tờ tùy thân đi cầm đồ có thể bị phạt 4-6 triệu đồng.

Bắt giam chủ tịch xã cản trở công an làm căn cước công dân

Tuấn Minh |

Mặc dù đang đương chức là Chủ tịch xã Giao Yến (Nam Định) nhưng ông Trần Mạnh Cường đã cản trở công an làm nhiệm vụ cấp căn cước công dân trong khi có biểu hiện say rượu.