Cần khắc phục tình trạng Luật mới ban hành được 2-3 năm lại sửa đổi, bổ sung

Nguyễn Thị Lý |

Ngày 23/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.

Tham gia phát biểu ý kiến tại phiên họp, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng nêu quan điểm: Phương châm chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là chủ động “từ sớm, từ xa” nhưng thực tế quá trình chuẩn bị các dự án luật, Nghị quyết, đề án trình Quốc hội đang còn nhiều bất cập.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng phát biểu ý kiến tại phiên họp - Ảnh: Nguyễn Thị Lý
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng phát biểu ý kiến tại phiên họp - Ảnh: Nguyễn Thị Lý
Việc thay đổi, bổ sung, điều chỉnh các dự án luật còn nhiều so với chương trình chính thức, tình trạng này đã diễn ra nhiều năm và khá phổ biến. Đại biểu băn khoăn về yếu tố dự báo của các dự án Luật trình và cho ý kiến tại kỳ họp này chưa cao, yêu cầu thực tiễn cuộc sống đòi hỏi phải có điều chỉnh, bổ sung hay do tính kỷ luật, kỷ cương chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, còn tình trạng nể nang, tùy tiện..

Đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng, một số dự án luật trình, cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp này được gửi đến đại biểu Quốc hội rất muộn, không đảm bảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Quy chế hoạt động của Quốc hội, làm hạn chế rất lớn đến việc nghiên cứu, tham gia góp ý kiến vào các dự án luật của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội.

Dường như câu chuyện làm luật còn cập rập, vội vàng và thiếu chắc chắn; cùng với đó, tuổi thọ của các dự án luật ngày càng được “trẻ hóa”. Một số dự án luật mới ban hành 2-3 năm lại sửa đổi, bổ sung. Đây là vấn đề đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân quan tâm và cần phải nghiêm túc rà soát, đánh giá và có giải pháp căn cơ để khắc phục, không né tránh, không nể nang.

Về 3 dự án luật đề nghị bổ sung vào kỳ họp thứ 5, thứ 6, thứ 7 của Quốc hội khóa XV đó là: dự án Luật lực lượng tham gia bảo vệ An ninh trật tự ở cơ sở; Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Giao thông đường bộ (được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ), đại biểu đề nghị Quốc hội làm rõ thật thấu đáo, lý giải rõ cơ sở, nhất là những điểm mới, những điểm khác so với trước đây trên cơ sở phải thực sự khoa học và thuyết phục cả về cơ sở chính trị, cơ sở lý luận và thực tiễn, nội hàm của các điều luật. Có như vậy mới tạo sự đồng thuận cao ngay trong đại biểu Quốc hội và dư luận xã hội, cũng như sự ủng hộ, đồng tình của Nhân dân.

(Nguồn: Ngày nay)

TAGS

Hôm nay Quốc hội bầu và phê chuẩn nhân sự cấp cao

Ngọc Thành |

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tiến hành theo hình thức họp tập trung, dự kiến diễn ra trong 22 ngày làm việc và chia làm 2 đợt: Đợt 1 trong 17 ngày (22/5-10/6/2023) và đợt 2 là 5 ngày (từ 19/6- 23/6/2023).

Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV diễn ra vào 22/5

PV |

Thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể ngày 22/5 tại Nhà Quốc hội.

Khai mạc Phiên họp thứ 23 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

PV |

Sáng 9/5/2023, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 23 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng luật về chuyển đổi giới tính

Thanh Mai |

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói rằng dây là dự án Luật khó, nhạy cảm, còn nhiều ý kiến khác nhau.